Những lưu ý khi ăn uống giúp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe

Những lưu ý khi ăn uống giúp phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe

1.Ăn các thực phẩm lành mạnh

Bạn nên chọn những loại thực phẩm lành mạnh để làm nguyên liệu cho các món ăn yêu thích. Ăn uống lành mạnh không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những món ngon ngày lễ Tết, bạn chỉ cần có vài thay đổi trong nguyên liệu và cách chế biến.

Bạn có thể sử dụng ít bơ và thịt xông khói trong món thịt hầm đậu xanh, sữa chua thay vì mayonnaise, chọn cách nướng thức ăn thay vì chiên ngập dầu.

Với những thủ thuật đơn giản này, bạn có thể thưởng thức tất cả món ngon trong thực đơn ngày tết mà không phải đau đầu vì lượng calo dư thừa mà những buổi tiệc cuối năm mang lại.

Ăn uống lành mạnh có nghĩa là bạn chỉ cần vài thay đổi trong nguyên liệu và cách chế biến.

Ăn uống lành mạnh có nghĩa là bạn chỉ cần vài thay đổi trong nguyên liệu và cách chế biến.

2.Cố gắng tự chế biến các món ăn

Việc tự nấu ăn có thể mất nhiều thời gian và công sức, nhưng nó có thể đảm bảo rằng bạn đang ăn uống lành mạnh.

Tự nấu ăn giúp sẽ khiến bạn biết rõ hơn về những gì bạn đang ăn và nên ăn khi nào. Bạn cũng có thể kiểm soát được lượng dinh dưỡng, calo mà mình nạp vào trong khi ăn những món ngon mình tự nấu trong các buổi tiệc.

Tự nấu ăn giúp sẽ khiến bạn biết rõ hơn về những gì bạn đang ăn và khi nào

Tự nấu ăn giúp sẽ khiến bạn biết rõ hơn về những gì bạn đang ăn và khi nào

3.Áp dụng quy tắc 80/20

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quy tắc 80/20 có thể giúp bạn giữ cân bằng trong thói quen ăn uống ngày lễ của mình mà vẫn tận hưởng những gì bạn yêu thích.

Mục tiêu là lấp đầy thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong 80% thời gian. Điều này bao gồm carbohydrate sợi cao, protein nạc, chất béo lành mạnh, sữa, trái cây và rau quả và đừng quên thói quen tập thể dục.

Còn 20% thời gian còn lại bạn có thể dành cho những món ngon mà mình yêu thích trong dịp Tết.

quy tắc 80/20 có thể giúp bạn giữ được một số cân bằng trong thói quen ngày lễ của mình mà vẫn tận hưởng những gì bạn yêu thích.

Quy tắc 80/20 có thể giúp bạn giữ cân bằng trong thói quen sinh hoạt và tận hưởng món ngon ngày Tết

4.Bổ sung nhiều chất xơ và protein

Một trong những cách tốt nhất để có thể thưởng thức những món ngon ngày Tết là đảm bảo bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất xơ và protein.

Bằng cách này, bạn sẽ không thể ăn quá nhiều, dễ dàng kiểm soát được bản thân khi thưởng thức những món ăn không lành mạnh ngày Tết.

Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ có thể giúp bạn no trong một thời gian dài, có thể giảm sự thèm ăn, từ đó sẽ làm giảm lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng nên tăng số lượng món rau trên bàn ăn tối: măng tây xào, cà rốt nướng hoặc khoai lang đều rất giàu hương vị và màu sắc tươi sáng, phù hợp cho bữa tiệc.

Sử dụng các món khai vị như salad trước bữa tối hoặc món từ rau quả vào đầu buổi chiều, giúp bạn cân bằng dinh dưỡng cho những bữa ăn ngày lễ Tết.

đảm bảo bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất xơ và protein.

Đảm bảo bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ chứa nhiều chất xơ và protein.

5.Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể hữu ích vì nó giữ cho cơ thể bạn đủ nước và khỏe mạnh. Việc uống nhiều nước cũng giúp bạn có cảm giác no, hạn chế cảm giác thèm ăn.

Uống một cốc nước trước bữa ăn cũng giúp bạn cắt giảm được lượng calo đáng kể khi nạp vào cơ thể

Uống một cốc nước trước bữa ăn cũng giúp bạn cắt giảm được lượng calo đáng kể khi nạp vào cơ thể.

Uống một cốc nước trước bữa ăn giúp bạn cắt giảm được lượng calo nạp vào cơ thể.

6.Chia nhỏ các bữa ăn nếu có thể

Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày thì bạn có thể chia thành sáu bữa ăn nhỏ hơn, điều này sẽ khiến cho cơ thể của bạn không cảm thấy đói. Hơn nữa, chúng cũng đảm bảo được lượng calo đầy đủ để bạn hoạt động trong những ngày lễ Tết.

Bạn cũng có thể kết hợp giữa việc chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn chậm lại. Vì ăn uống chậm có thể cho dạ dày đủ thời gian để gửi tín hiệu nội tiết tố đến não, tạo cảm giác mau no, hạn chế tình trạng ăn quá nhiều.

Điều này có thể giúp bạn duy trì cân nặng và giữ sức khỏe tốt hơn.

Có thể kết hợp giữa việc chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn chậm lại

Có thể kết hợp giữa việc chia nhỏ khẩu phần ăn và ăn chậm lại

7.Không để cơ thể quá đói

Trước khi tham dự một bữa tiệc hoặc sự kiện ngày lễ, bạn nên dùng một bữa ăn nhẹ để bản thân không cảm thấy quá đói.

Dùng một bát súp thực vật, trái cây, hạt hoặc rau sẽ giúp cơ thể không quá đói, khi đến buổi tiệc bạn sẽ không ăn quá nhiều, mất kiểm soát.

Dùng một bữa ăn nhẹ để bản thân không cảm thấy quá đói trước buổi tiệc

Dùng một bữa ăn nhẹ để bản thân không cảm thấy quá đói trước buổi tiệc

8.Lưu ý khi ăn uống đối với người có bệnh mãn tính

Với những bệnh nhân có bệnh mãn tính thì nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đủ bữa và đúng giờ, đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.

Tùy tình trạng bệnh mà bệnh nhân cần có những lưu ý ăn uống khác nhau.

  • Người bệnh tiểu đường nên ăn hạn chế tinh bột, hạn chế các món bánh mứt chứa nhiều đường. Thay vào đó, hãy lựa chọn các đồ ăn lành mạnh, bổ sung rau xanh và các thực phẩm ít đường khác để duy trì ổn định lượng đường trong máu.
  • Bệnh nhân tim mạch, huyết áp cao thì nên tránh dùng những loại thực phẩm chứng nhiều chất béo, các món có nhiều dầu mỡ, gia vị đậm đà và hạn chế tối đa đồ uống có cồn.
  • Các bệnh nhân có tiền sử bệnh gout khi ăn uống trong dịp lễ tết này nên hạn chế dùng hải sản, các món ăn nhiều đạm, bia rượu hoặc các loại đồ uống có cồn,… đồng thời bổ sung vitamin C và uống nhiều nước.
  • Bệnh nhân suy thận cần chú ý đến lượng đạm nạp vào cơ thể và tránh các món nhiều muối, món ăn quá bổ dưỡng.

Bệnh nhân gout, suy thận không nên ăn nhiều hải sản, các món ăn bổ dưỡng cao

Bệnh nhân gout, suy thận không nên ăn nhiều hải sản, các món ăn bổ dưỡng cao

9.Lưu ý khi uống bia rượu

Trong những dịp sum vầy, lễ Tết rất khó tránh được việc phải dùng rượu bia.

Vì thế khi uống bạn cần lưu ý, không uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn với nam giới, không quá 1 đơn vị cồn với nữ giới. Mỗi đơn vị cồn tương đương với ¾ lon bia 330ml, 1 ly rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh (40%).

Một lưu ý nhỏ nữa chính là bạn nên dùng một ít đồ ăn trước khi uống rượu bia. Nếu có lỡ uống say thì hãy uống thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ cồn trong máu, ăn đậu xanh hầm nhừ (cả nước, cả cái) hoặc uống một ly trà xanh pha đậm,… Đó là các đơn giản để bạn giải rượu hiệu quả.

không uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn với nam giới, không quá 1 đơn vị cồn với nữ giới.

Không uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn với nam giới, không quá 1 đơn vị cồn với nữ giới.

Cúm mùa là gì ? Cách phòng bệnh cúm cho người lớn và trẻ nhỏ

Cúm mùa là gì ? Cách phòng bệnh cúm cho người lớn và trẻ nhỏ

Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có tốc độ lây lan nhanh chóng, do virus cúm (Influenza virus) gây ra. Bất kể ai từ trẻ em đến người lớn đều có thể bị cúm. Virus cúm có đường lây truyền từ người sang người rất dễ dàng, thông thường chỉ cần tiếp xúc với giọt bắn của người nhiễm bệnh khi ho hoặc hắt hơi hay kể cả việc tiếp xúc với bề mặt các vật dụng bị ô nhiễm bởi virus cúm cũng có thể lây bệnh cúm.

Hiện nay có 4 chủng virus cúm khác nhau là virus cúm A, B, C và D. Trong đó, chủng A và B là nhóm virus nguy hiểm hơn cả, lây lan và gây bệnh ở người, là nguyên nhân gây ra dịch cúm theo mùa hàng năm. Hai chủng virus cúm này có cơ chế hoạt động rất linh hoạt, chúng thực hiện trao đổi vật liệu di truyền liên tục và nhanh chóng, khiến hệ miễn dịch của cơ thể người không thể đối phó kịp với những thay đổi này

Cúm thường gây ra các triệu chứng tương tự và dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, gây cảm giác ớn lạnh, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, tiêu chảy,… Nhưng trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này thường kéo dài, có xu hướng biểu hiện nặng nề hơn và có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong.

Cúm mùa lây lan như thế nào?

Cúm mùa lây lan từ người sang người rất nhanh chóng chủ yếu thông qua dịch tiết hô hấp, là các giọt bắn khi người mắc bệnh cúm ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể sẽ tiếp xúc với mũi, miệng hoặc hít vào phổi của người khỏe mạnh gần đó.

Trong các trường hợp ít gặp hơn, virus cúm có thể lây lan khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với bề mặt hoặc đồ vật bị ô nhiễm, có chứa virus cúm sau đó đưa tay lên mắt, mũi hay miệng của mình. Chẳng hạn như việc người bệnh hắt hơi và dùng tay che lại nhưng không rửa tay mà vẫn tiếp tục sinh hoạt, chạm vào các bề mặt và vật dụng, lúc này virus bám dính và tồn tại trên bề mặt 48 tiếng (1) cho đến khi người khỏe mạnh chạm vào và bị nhiễm virus cúm.

Tại Việt Nam, bệnh cúm thường bùng phát đỉnh điểm vào tháng 3, tháng 4, tháng 10 và 11. Các triệu chứng của cúm thường bắt đầu khoảng từ 2 đến 4 ngày sau khi virus cúm lây nhiễm vào đường hô hấp. Trong nhiều trường hợp, virus cúm vẫn có thể lây truyền từ người nhiễm virus sang người khỏe mạnh ngay cả khi người bị nhiễm không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Cách phòng bệnh cúm cho trẻ em và người lớn

Bất cứ ai cũng có thể mắc cúm, trong đó trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, người có bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường,… là các đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh cúm nhất.

Cúm không chỉ là bệnh lây lan dễ dàng, nhanh chóng và khó kiểm soát mà còn là bệnh lý có nguy cơ cao gây ra các biến chứng cực kỳ nguy hiểm nếu không được sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Các biến chứng điển hình do cúm gây ra bao gồm: hội chứng Reye gây sưng phù ở não và gan, viêm phổi nặng, suy hô hấp, bội nhiễm,… Đối với phụ nữ mang thai, cúm có thể gây dị tật thai nhi, lưu thai hoặc thậm chí là sảy thai.

Vì thế, cần phải có cách phòng bệnh cúm hiệu quả, nhằm hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm và tránh được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Mục lục

1. Tránh xa đám đông

Với khả năng lây nhiễm cao và tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường dịch tiết hoặc qua tiếp xúc, nên hạn chế tụ tập hay đến gần đám đông. Bởi không thể biết chắc ai sẽ là đối tượng bị nhiễm cúm, bất kỳ ai cũng có thể lây nhiễm virus cho mình.

Đối với người đã xuất hiện các triệu chứng điển hình của cúm hoặc đã xác định bản thân đã bị cúm, tuyệt đối không đến những nơi công cộng, đặc biệt là nơi đông người. Có nguy cơ rất cao virus cúm sẽ lây truyền cho mọi người xung quanh.

2. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh

Như trên đã đề cập, giọt bắn từ dịch tiết của người bệnh có thể phát tán trong không khí trong bán kính từ 1.8 đến 2m. Vì thế, nên giữ một khoảng cách nhất định, có thể là trên 2m khi tiếp xúc với người bệnh, tốt nhất không nên tiếp xúc để loại bỏ mọi khả năng bị lây nhiễm.

CDC khuyến nghị người bệnh nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt (2), ngoại trừ việc cần phải tiếp nhận chăm sóc y tế hoặc các nhu yếu phẩm khác. Người bị sốt sẽ hết sốt mà không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt.

3. Che miệng và mũi khi ho

Nên che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và loại bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác. Trong nhiều trường hợp bất khả kháng, có thể nhanh chóng dùng khủy tay để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi thay vì dùng lòng bàn tay vì khủy tay có khả năng tiếp xúc với các vật dụng hay người khác hơn so với lòng bàn tay.

4. Rửa tay thường xuyên

Virus cúm có thể bám lên bề mặt cứng lên đến hơn 48 tiếng đồng hồ nên bất cứ khi nào một người cũng có khả năng cao tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm bởi virus cúm. Vì thế, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ, bởi tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc bên ngoài và tiếp xúc trực tiếp với bộ phận dịch tiết hô hấp của bản thân.

Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm trong vòng ít nhất 30 giây. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải rửa tay mà không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Hạn chế dùng tay chạm lên khuôn mặt, bởi nếu bàn tay đã từng tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm, virus cúm rất có khả năng xâm nhập qua mũi, mặt, miệng hoặc hít thẳng vào phổi.

6. Tự tăng cường hệ thống miễn dịch cho bản thân

Khả năng lây truyền của virus cúm là vô cùng nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Vì thế, một trong những phương pháp phòng ngừa cúm tương đối hiệu quả là tự tạo ra cho cơ thể một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, có thể giảm thiểu được những hệ lụy xấu do virus cúm gây ra bằng cách:

  • Xây dựng lối sống khoa học: Duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc (trên 7 tiếng mỗi đêm đối với các đối tượng người trưởng thành) để có thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời, nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc chơi một vài môn thể thao quen thuộc như: chạy bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông, đá bóng,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất đạm có hại, thay vào đó nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bản thân các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, quả hạch, hạt,…) để tăng cường khả năng chống oxy hóa chống lại các gốc tự do không ổn định; chất béo lành mạnh (cá hồi, dầu ô liu, hạt chia,…) với khả năng chống viêm. Bên cạnh đó, nên tích cực bổ sung thêm các thực phẩm lên men hoặc men vi sinh sữa chua, kim chi, dưa cải muối chua, đậu tương lên men (natto), nấm sữa kefir (3),… đây là những thực phẩm chứa nhiều vi sinh có lợi, tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn.
  • Uống nhiều nước: Tuy không giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm nhưng là việc làm rất cần thiết nếu chẳng may bị mắc cúm, có thể cải thiện các triệu chứng do cúm gây ra. Bởi trong giai đoạn mắc cúm, người bệnh thường bị hụt dịch do tình trạng thoát nước diễn ra, khiến các triệu chứng sốt trở nên xấu hơn, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
  • Điều chỉnh cảm xúc tích cực: Cảm xúc tiêu cực, căng thẳng kéo dài có thể làm rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy quá trình sinh viêm, khiến cho cơ thể dễ dàng bị virus xâm nhập và tấn công. Vì thế, cần điều chỉnh căng thẳng, cố gắng suy nghĩ tích cực, giữ cho bản thân luôn ở trạng thái cảm xúc cân bằng.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe: Vitamin và các khoáng chất luôn là cái tên hàng đầu trong việc cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Vì thế, có thể kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện tốt nhất cho hệ miễn dịch được tăng cường.

7. Làm sạch và khử trùng các bề mặt

Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật có thể bị nhiễm virus cúm để hạn chế được phương thức lây truyền qua các tiếp xúc với bề mặt hay đồ vật bị ô nhiễm.

8. Đi khám bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường

Các triệu chứng do cúm gây ra thường tương tự và dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh cúm thường biểu hiện ở mức độ nặng hơn và diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn. Vì thế, cần chú ý theo dõi ngày khi các triệu chứng bất thường này xuất hiện và đi khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị cúm để có thể được điều trị kịp thời và đúng cách.

9. Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm

Tiêm vắc xin cúm có hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus cúm cực kỳ cao. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh cúm này cần được thực hiện nhắc lại hàng năm vì virus cúm vô cùng linh hoạt, có khả năng trao đổi vật liệu di truyền và nhanh chóng tạo ra các chủng virus mới đối phó lại hệ miễn dịch của cơ thể.

Vắc xin cúm là rất an toàn, hoàn toàn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêm. Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin cúm đều đặn mỗi năm một lần. Thời điểm tốt để thực hiện tiêm phòng cúm thường vào đầu giai đoạn cúm bắt đầu lưu hành trong cộng động vào tháng 3, 4, 10 và tháng 11.

 

Ớt “vị thuốc” diệu kỳ chống lại ung thư

Ớt “vị thuốc” diệu kỳ chống lại ung thư

Chất capsaicin (C9H14O2) dồi dào trong ớt có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến.

Ớt là một trong những gia vị phổ biến nhất trên thế giới, là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn.Các nhà khoa học ngày nay phát hiện ra rất nhiều công dụng của những trái ớt đỏ mọng và loại gia vị này càng cay thì chống bệnh càng tốt. Chất capsaicin (C9H14O2) dồi dào trong ớt có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và ung thư tiền liệt tuyến.

Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư…) Nhân dân thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn… Ngoài dùng làm thuốc, nhân dân ta còn thường dùng lá ớt nấu canh ăn
Một điều lý thú mà y học hiện đại nghiên cứu là capsaicin (chất tạo ra vị cay của ớt) có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính và các bệnh ung thư.

Lợi ích với người tiểu đường

Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 chỉ ra: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường. Trong chế độ ăn của những người có thêm ớt thì lượng đường trong máu giảm hơn 60% so với những người không ăn. Đâylà một thông tin bổ ích với những người bị tiểu đường.

Thuốc giảm đau hiệu quả

Chất capsaicin trong ớt còn có tác dụng giảm đau và có liên quan đến thuốc gây tê. Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh. Đó là lý do tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ… Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mạn tính, co thắt cơ và đau lưng.

Giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

Các nhà nghiên cứu Mỹ còn phát hiện thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu thực phẩm và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người kháng bệnh tốt.

Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tiền liệt tuyến

Thành phần capsaicin trong ớt giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico – nơi người dân ăn ớt rất nhiều – rất thấp.

Giúp giảm cân

Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thành phần cay của ớt đã giúp tạo khả năng sinh nhiệt của cơ thể và đốt cháy mỡ cũng như calo. Hơn nữa, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no, từ đó mà góp phần giảm cân hiệu quả. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.

Ai không nên ăn ớt?

Người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp.

Người có bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, người bị bệnh viêm thực quản. Vị cay, đặc biệt là vị cay của ớt, có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc.Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước.

Sản phụ, người đang mang thai. Mẹ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ bị bốc hỏa trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.

Theo Thu Anh suckhoedoisong.vn

Học thuyết Ngũ hành

Học thuyết Ngũ hành

I.  Định nghĩa:

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ:

để chẩn đoán bệnh tật
để tìm tính năng và tác dụng của thuốc
để tiến hành công tác bào chế thuốc men

II. Nội dung của học thuyết ngũ hành:

1. Ngũ hành là gì ? 

Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.

2. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người

STT Ngũ hành
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 Ngũ Tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
2 Ngũ Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
5 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
6 Ngũ chất Gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
7 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
8 NgũVị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
9 Ngũ thời
(mùa)
Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông
10 Ngũ Phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc

Trong điều kiện bình thường ( sinh lý):
Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sịnh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc (hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia)

3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành.

a. Quy luật tương sinh:

Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”.
Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.

b. Quy luật tương khắc:

Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.
Trong cơ thể con người: can mộc khăc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc

Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý:
Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh gọi là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương vũ

-VD về tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây các hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần (ỉa chảy do TK), khi chữa phải chữa bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ).

– VD về tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khăc được thận thủy sẽ gây: ứ nước (bệnh ỉa chảy kéo dài) gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng).
Quy luật tương sinh tương khắc được biểu diễn bằng sơ đồ sau.

III. Ứng dụng trong y học

1. Trong quan hệ sinh lý:

STT Hiện tượng Ngũ tạng
Can Tâm Tỳ Phế Thận
1 Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
2 Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
5 Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ

2. Trong quan hệ bệnh lý:

STT Nguyên nhân bệnh VD: chứng mất ngủ bênh tại tâm có
các nguyên nhân như
Can Tâm Tỳ Phế Thận
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
1 Chính tà (
bệnh nguyên phát)
*
2 Hư tà (từ mẹ
truyền cho con)
*
3 Thực tà ( từ
con truyền cho mẹ)
*
4 Vị tà (nó bị
khắc quá mạnh)
*
5  Tặc tà
( nó không khắc được)
*

3. Chẩn đoán học: 

Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí để tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan.

STT Hiện tượng Bệnh thuộc tạng
Can Tâm Tỳ Phế Thận
1 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
2 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai

a. Đề ra nguyên tắc chữa bệnh:

Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con
Vd: Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh phế kim đây chính là con hư bổ mẹ
Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm (an thần), vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con.

b. Về châm cứu:

Trong châm cứu người ta tìm ra các loại ngũ du huyệt ngũ du:
Tuỳ vào kinh âm kinh dương mỗi loại huyệt tương ứng với một hành; trong một đường kinh quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương sinh, giữa hai đường kinh âm và dương quan hệ giữa các huyệt là quan hệ tương khắc
Tên các huyệt ngũ du được đặt theo ý nghĩa của kinh khi đi trong đường kinh như dòng nước chảy:

Tên huyệt ngũ du Ý nghĩa của nó
Huyệt hợp Nơi kinh khí đi vào
Huyệt kinh Nơi kinh khí đi qua
Huyệt du Nơi kinh khí dồn lại
Huyệt huỳnh Nơi kinh khí chảy xiết
Huyệt tỉnh Nơi kinh khí đi ra

Dưới đây là sơ đồ sắp xếp các huyệt ngũ du lien quan đến tương sinh và tương khắc của ngũ hành:

Kinh Loại huyệt ngũ du
Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp
Dương

Âm

Kim

Mộc

Thuỷ

Hoả

Mộc

Thổ

Hoả

Kim

Thổ

Thuỷ

Khi sử dụng huyệt ngũ du để điều trị bệnh, người ta cũng thực hiện theo nguyên tắc hư bổ mẹ và thực tả con ( giảng kỹ tại phần châm cứu).

4. Về sử dụng dược:

a. Người ta xét tác dụng của vị thuốc đối với bệnh tật tại các tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa vị thuốc, màu sắc thuốc với tạng phủ

Vị thuốc Màu thuốc Tác dụng vào tạng/ phủ
vị chua Màu xanh tạng can – đởm
vị đắng Màu đỏ tạng tâm / tiểu trường
vị ngọt Màu vàng tạng tỳ / vị
vị cay Màu trắng tạng phế/ đại trường
 vị mặn Màu đen Tạng thận / bàng quang

b. Người ta còn dung ngũ vị này để bào chế làm thay đổi tính dược của các vị thuốc, đưa thuốc vào các tạng theo yêu cầu điều trị:

Thuốc sao với Tác dụng vào tạng:
Sao với dấm Thuốc đi vào tạng can
Sao với muối Thuốc đi vào thận
Sao với đường Thuốc đi vào tỳ
Sao với gừng Thuốc đi vào phế
Theo  bài giảng YHCT ĐH Y Hà Nội

5 bài thuốc hay từ ngò gai

5 bài thuốc hay từ ngò gai

Ngò gai (rau mùi tàu) thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Ngò gai là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 – 50 cm.

Lá mọc sát đất thành hình hoa thị ở gốc, có phiến mỏng, thuôn, hình mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, hơi có gai.
Lá ở thân càng lên càng ngắn, nhỏ dần, có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Hoa màu trắng lục, mọc thành tán.
Quả hình cầu, hơi dẹp, có vẩy. Toàn cây có tinh dầu, nên có mùi thơm. Rau mùi tàu chứa nhiều protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin B1 và vitamin C.

Cây ngò gai mọc hoang và trồng bằng hạt nơi ẩm ướt. Để làm thuốc dùng toàn cây rau mùi (tươi hay phơi khô), thu hái quanh năm.

Theo y học cổ truyền, ngò gai có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.

5 bài thuốc hay từ ngò gai

Bài 1: Chữa cảm cúm: ngò gai 40g, gừng tươi 3 lát, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 20g. Rửa sạch, thái nhỏ, gừng đập dập.
Tất cả cho vào ấm sắc với 500ml nước, đến khi còn 100ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người.

Bài 2: Chữa cảm mạo: ngò gai khô 10g, cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào ấm với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
Hoặc có thể lấy 20g ngò gai rửa sạch, thái khúc, 30g thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu.

Bài 3: Chữa hôi miệng: Lấy 1 nắm ngò gai, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau khoảng 5 – 6 ngày, miệng sẽ bớt mùi hôi.

Bài 4: Chữa đầy hơi, bụng ậm ạch do ăn nhiều đạm: Ngò gai 50g, gừng tươi 3 lát đập giập. Tất cả rửa sạch sắc với 500ml nước, đến khi còn 200ml chia làm 2 lần, uống nóng, mỗi lần dùng cách nhau 3 tiếng. Dùng liền 3 ngày.

Bài 5: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy ngò gai cỏ mần trầu, rau ngổ, mỗi thứ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g, thái nhỏ, phơi khô.
Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5 – 10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.

Để bài thuốc phù hợp với thể trạng của từng người mới có hiệu quả thì người bệnh cần được bắt mạch kê đơn ở cơ sở y tế có uy tín.
Theo Sức khỏe đời sống

Hạt mã đề – bạn tốt của gan thận

Hạt mã đề – bạn tốt của gan thận

Xa tiền tử là hạt chín già phơi khô của cây mã đề. Theo Đông y, xa tiền tử vị ngọt, tính hàn; vào can, thận và bàng quang có tác dụng lợi niệu thẩm thấp; mát gan, sáng mắt. Dùng cho các trường hợp vàng da phù nề, sỏi đường tiết niệu (đái máu, đái đục, đái dắt buốt), tiêu chảy, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), ho do viêm họng, viêm khí phế quản. Hằng ngày dùng 10 – 20g bằng cách sắc trong túi vải. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ xa tiền tử.

Trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, đái nhỏ giọt, tắc và phù thũng.


Xa tiền tử (hạt khô của cây mã đề) trị sỏi tiết niệu, viêm kết mạc mắt.

Bài 1: Thuốc bột bát chính: xa tiền tử 12g, cù mạch 12g, biển súc 12g, hoạt  thạch 20g, quả dành dành 12g, mộc thông 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 4g, ruột cây bấc đèn 4g . Sắc uống ngày 1 thang. Trị thấp nhiệt, tiểu nhỏ giọt và đục, tiểu dắt, tiểu ra máu, trong niệu đạo đau buốt và kết.

Bài 2: xa tiền tử 20g, thạch vĩ 20g, kim tiền thảo 20g, hoạt thạch 20g, hải kim sa 20g, đồng quỳ tử 20g, ngưu tất 12g, hậu phác 12g, chỉ xác 12g, vương bất lưu hành 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị sỏi đường tiết niệu.

Bài 3: xa tiền tử 20g, phục linh bì 12g, trạch tả 12g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phù thũng, tiểu tiện không lợi.

Cầm tiêu chảy, trị nôn, tiêu chảy mùa hè, tiểu tiện không lợi:

Bài 1: xa tiền tử 20g, sơn tra 12g. Sắc uống hoặc thêm bột, nước cơm, đường trắng, pha uống. Ngày 1 thang.

Bài 2:  Thuốc bột mã đề: xa tiền tử 12g, bạch phục linh 12g, trư linh 12g, hương nhu 12g, đảng sâm 12g, ruột cây bấc đèn 1 bó. Sắc uống ngày 1 thang.

Mát gan, sáng mắt, trị can nhiệt, mắt đỏ, sưng đau: xa tiền tử 20g, mật mông hoa 20g, hạt muồng 20g, bạch tật lê 20g, khương hoạt 20g, long đởm thảo 20g, hoàng cầm 20g, cúc hoa 20g. Các vị nghiền chung thành bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, uống với nước cháo.

Chữa đái tháo đường: xa tiền tử 6g, hoài sơn 16g, sinh địa 16g, phục linh 16g, sơn thù 10g, trạch tả 10g, quế tâm 10g, ngưu tất 10g, đơn bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Món ăn thuốc từ hạt mã đề:
Nước hãm xa tiền tử: xa tiền tử 9g cho vào túi vải pha hãm uống thay chè. Món này tốt cho người tăng huyết áp .
Cháo phục linh xa tiền: xa tiền tử 30g, bột phục linh 30g, gạo tẻ 60 – 100g, đường trắng vừa ăn. Xa tiền tử gói trong vải xô, nấu cùng gạo thành cháo; khi cháo chín, vớt bỏ bã xa tiền, cho bột phục linh, ít đường vào, khuấy cho tan và đun sôi đều. Ăn ngày 2 lần. Thích hợp cho phụ nữ bị viêm tử cung, huyết trắng.

Cháo xa tiền tử: xa tiền tử 15 – 30g, gạo tẻ 100g. Xa tiền tử gói trong vải xô nấu lấy nước, cho gạo vo sạch vào nấu cháo, thêm gia vị, ăn nóng ngày 2 lần sáng chiều. Món này tốt cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn tính, tăng huyết áp, viêm đường tiết niệu…
Kiêng kỵ: Không dùng cho người tỳ vị hư hàn, di tinh hoạt tinh hoặc người tỳ hư hạ hãm.

8 tác dụng nổi bật của quả vải

8 tác dụng nổi bật của quả vải


Trái vải được xem là một “nhà máy” sản xuất ra các loại vitamin Ảnh: Hoàng Triều

Trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào.
Mùa hè là thời gian lý tưởng để nhâm nhi nhiều loại trái cây và vải nằm trong số những trái ngon và bổ không thể bỏ qua. Vải là loại trái cây quý với “ngoại hình” đỏ thắm như dâu tây, bên trong là thịt mềm màu trắng đục. Giữa trưa hè nóng nực mà được tận hưởng hương vị ngọt ngào, thơm tho của trái vải thì thật chẳng có gì sướng bằng.

Ngoài hương vị “hết chỗ chê”, loại trái cây này còn có giá trị dinh dưỡng và y học vô cùng độc đáo, gồm:

Kháng ung thư

Thịt của trái vải chứa nhiều hợp chất flavonoid và các chất kháng ôxy hóa. Những chất này có chức năng kháng ung thư. Đối với những bệnh nhân ung thư đang được hóa trị liệu (chemotherapy) thì trái vải còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại của phương pháp điều trị này. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy phần vỏ của trái vải có chức năng ức chế sự tăng trưởng của những tế bào ung thư vú cũng như ức chế sự hình thành các khối ung bướu. Sở dĩ trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ là nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào có trong trái vải.

Điều hòa huyết áp

Potassium (kali) là một loại khoáng tố cần thiết mà cơ thể cần để kiểm soát huyết áp. Hiệp hội Tim mạch Mỹ đề nghị rằng những người có huyết áp cao nên ăn những loại thực phẩm giàu kali như trái vải. Một chén vải có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 325 mg kali, tức khoảng 9% lượng kali được đề nghị cho cơ thể mỗi ngày. Bên cạnh đó, trái vải là một loại trái cây có hàm lượng sodium (natri) vô cùng thấp, vì vậy đây là loại thức ăn lý tưởng cho việc điều hòa, kiểm soát huyết áp.

Ngăn ngừa các bệnh

Trong các loại trái cây có đặc tính kháng ôxy hóa thì trái vải được xếp thứ 2 chỉ sau dâu tây. Chất ôxy hóa là những “hiệp sĩ” tả xung hữu đột chống lại các gốc tự do vốn gây ra những bất ổn cho tế bào trong cơ thể. Thịt trái vải có nhiều hợp chất flavonoid có vai trò cải thiện chức năng mạch máu và ngăn ngừa những bệnh về tim mạch. Trái vải còn chứa một hợp chất vô cùng quý giá là oligonol (R) giúp cho tim khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, do chứa hàm lượng vitamin C cao nên vải còn có chức năng bảo vệ tim. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy những người thường xuyên ăn vải sẽ giảm được tần suất rủi ro nhồi máu cơ tim.

Chứa calorie thấp

Nếu bạn đang thực hiện những chế độ dinh dưỡng nhằm giảm cân thì bạn đừng quên trái vải. Một chén vải chỉ cung cấp cho bạn 125 calories đồng thời giúp bạn giảm sự thèm ngọt. Thịt quả vải chứa hàm lượng chất béo không đáng kể lại có nhiều chất xơ. Một chén vải cung cấp cho cơ thể 2,5 g chất xơ vốn rất có lợi cho quá trình thực hiện giảm cân.

Giàu vitamin

Trái vải được xem là một “nhà máy” sản xuất ra các loại vitamin. Ngoài vitamin C, vitamin E, vitamin K…, thịt trái vải còn chứa nhiều vitamin B6. Chỉ cần một nắm trái vải thì bạn có thể “kiếm thêm” được 10% hàm lượng vitamin B6 cần thiết cho mỗi ngày dễ như trở bàn tay. Vitamin B6 tham gia vào một số tiến trình của cơ thể như tiêu hóa, phân hủy thức ăn, tham gia vào quá trình tạo hồng cầu và giúp cơ thể chống viêm.

Tăng cường miễn dịch

Một chén vải chứa khoảng 135 mg vitamin C. Đây là hàm lượng vitamin C tương đối cao. Một trong những chức năng “ăn tiền” của vitamin C là tăng cường khả năng miễn dịch và “phòng thủ” cho cơ thể. Giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh cảm, cúm…

Tạo làn da rạng ngời

Mùa hè là mùa “đáng sợ” của làn da, nó khiến da dễ nổi mụn và đốm do da tiết nhiều chất nhờn cùng với bụi bẩn ngoài đường. Ngoài việc làm sạch, nuôi nấng da từ bên ngoài, bạn cũng cần nuôi dưỡng da từ bên trong bằng chính trái vải. Các chất chống ôxy hóa trong trái vải sẽ giúp da khỏe mạnh hơn, loại bớt những nếp nhăn, tạo cho làn da nét trẻ trung hơn.

Chất giảm đau thiên nhiên

Nhờ giàu hợp chất flavonoid, trái vải còn có tác dụng như một chất giảm đau do có khả năng chặn đứng quá trình viêm cũng như ngăn chặn sự tổn hại các mô trong cơ thể. n

Theo Người lao động

Hà thủ ô chữa thiếu máu

Hà thủ ô chữa thiếu máu

Hà Thủ Ô còn gọi là giao đằng, thủ ô, dạ hợp… Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson., họ rau răm (Polygonaceae). Hà thủ ô là rễ củ phơi hay sấy khô của cây hà thủ ô. Theo Đông y, hà thủ ô vị đắng ngọt chát, tính hơi ôn, vào các kinh can và thận. Tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết bổ âm giải độc, nhuận tràng thông tiện.


Hà thủ ô

Hà thủ ô dùng cho người can thận âm hư, huyết hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối ù tai điếc tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mạn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch,. Liều dùng: 12 – 60g. Bổ huyết thì dùng hà thủ ô chế; nhuận tràng thông tiện thì dùng hà thủ ô sống.

Một số bài thuốc trị bệnh có hà thủ ô:

Dùng khi thiếu máu, tăng huyết áp, đầu váng, mắt hoa, chân tay tê cứng: hà thủ ô chế 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, hạn liên thảo 12g, sa uyển tật lê 12g, hy thiêm thảo 12g, tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Trị chứng buồn bực, mất ngủ, mộng mị: dạ giao đằng 12g, đan sâm 12g, trân châu mẫu 60g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bổ huyết, an thần, dùng cho người huyết hư, lo lắng, mất ngủ, râu tóc bạc sớm: hà thủ ô chế 12g, bắc sa sâm 12g, quy bản 12g, long cốt 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc ích thận, cố tinh, dùng khi gan thận đều yếu, lưng và đầu gối đau nhức buốt, phụ nữ khí hư, di tinh – Thất bảo mỹ nhiệm đơn: hà thủ ô chế 20g, bạch linh 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g, thỏ ty tử 12g, phá cố chỉ 12g, câu kỷ tử 12g, kỷ tử 12g. Tất cả tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 12g, chiêu bằng nước muối loãng.

Trường hợp sốt rét lâu ngày hại đến chân âm, sốt li bì triền miên dùng hai bài thuốc sau:

– Hà thủ ô sống 60g, sài hồ 12g, đậu đen 20g. Sắc với nước, đem phơi sương 1 đêm, sáng hôm sau hâm lại uống.
– Hà nhân ẩm: hà thủ ô chế 16g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, trần bì 12g, gừng nướng12g. Sắc uống.
Thuốc nhuận tràng, thông tiện. Trị các chứng huyết hư, tân dịch khô nên đại tiện bí: hà thủ ô tươi 30 – 60g. Sắc uống.
Hà thủ ô uống hàng ngày có thể chữa chứng tinh trùng yếu, tinh loãng.
Phối hợp với tang ký sinh, nữ trinh tử để chữa tăng huyết áp do xơ vữa mạch máu.
Kiêng kỵ: Người thể đàm thấp, tỳ hư, đại tiện lỏng không được dùng.

Theo yhoccotruyen.v

Học Thuyết Âm Dương

Học Thuyết Âm Dương

I. Định nghĩa

Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh phát triển, tiêu vong được gọi là học thuyết âm dương.
Trong y học học thuyết âm dương quán triệt từ đầu cho đến cuối, từ đơn giản cho đến phức tạp, trong toàn bộ quá trình cấu tạo của cơ thể, trong sinh lý bệnh, sinh lý, chẩn đoán bệnh và các phường pháp chữa bệnh YHDT (thuốc, châm cứu, xoa bóp, khí công….

II. Các quy luật căn bản trong học thuyết âm dương

1. Âm dương đối lập

Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt của âm dương.
VD: Ngày và đêm, nước và lửa, hứng phấn và ức chế

2. Âm dương hỗ căn 

Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển.
VD: Có đồng hoá thì mới có dị hoá, không có đồng hoá thì dị hoá cũng không thực hiện được, có số âm mới có số dương, hứng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

3. Âm dương tiêu trưởng:

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển. Quy luật này nói nên sự vận động không ngừng sự chuyển hoá lẫn nhau giữa âm và dương.

VD chuyển hoá khí hậu 4 mùa.
Quy luật này có các trạng thái của vận động sau:– Âm tiêu dương trưởng (lạnh giảm và nóng tăng)– Dương tiêu âm trưởng (nóng giảm và lạnh tăng)– Dương cực sinh âm và âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt và nhiệt cực sinh hàn
VD trong quá trình phát triển của bệnh tật
Bệnh thuộc phần dương (sốt cao) có khi gây ảnh hưởng đến phần âm (mất nước), hoặc bệnh tại phần âm (mất nước, điện giải, mất máu) ảnh hưởng phần dương ( gây trụy mạch, hạ huyết áp, choáng gọi thoát dương).

4. Âm dương bình hành

Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu thuấn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
* Từ 4 quy luật trên của học thuyết âm dương, trong y học khi vận dụng người ta thấy được một số phạm trù sau (3 phạm trù):

a. Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương

Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong một điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối.

VD Tuyệt đối : hàn thuộc âm đối lập nhiệt thuộc dương,
Tương đối: lương thuộc âm đối lập ôn thuộc dương
Trên lâm sàng: sốt là nhiệt thuộc dương nhưng nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn, nếu sốt nhẹ thuộc biểu dùng thuốc mát (lương)

b. Trong âm có dương, trong dương có âm

Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển.

VD sự phân chia thời gian trong ngày (24h): ban ngay thuộc dương, nhưng từ 6 – 12 h trưa là phân dương trong dương, từ 12 – 18h là phần âm trong dương; ban đêm thuộc âm, nhưng từ 18 – 24h là phần âm trong âm, từ 0 – 6h là phần dương trong âm.
Trên lâm sàng thấy khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt thì tránh cho ra mồ hôi nhiều vì gấy mất nước và điện giải
Triệu chứng bệnh thì có triệu chứng của hàn và của nhiệt, hư và thực cùng xuất hiện
Về cấu trúc cơ thể thì tạng thuộc âm – phủ thuộc dương, nhưng trong tạng và phủ lại có cả âm và dương, như tạng can có can âm và can dương….

c. Bản chất và hiện tượng

Thông thường thì bản chất phải phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.

Nhưng có khi bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau, hiện tượng này gọi là sự “thật giả hay chân giả”, trên lâm sàng khi chẩn đoán bệnh cần phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đùng nguyên nhân bệnh.
VD: Bệnh truyền nhiễm gây tr/ chứng sốt cao (chân nhiệt), nhưng do tình trạng nhiễm độc biến chứng gây trụy mạch ngoại biên làm cho chân tay lạnh, vã mồ hôi lạnh giả hàn), trường hợp này phải dùng thuốc mát để điều trị.
Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn), gây mát nước nhiều và mất điện giải gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh, xuất hiện các triệu chứng co giật, sốt (giả nhiệt), trường hợp này dùng thuốc ấm nóng để điều trị nguyên nhân bệnh.

III. Ứng dụng học thuyết âm dương trong y học

1. Về cấu tạo của cơ thể và sinh lý

Âm bao gồm: tạng, kinh âm, huyết, bụng, bên trong, phía dưới. TK thực vật ( ức chế) ……..
Dương bao gồm: phủ, kinh dương, khí (cn hoạt động…), phần lưng, phía trên, TK động vật……
Tạng thuộc âm, do trong âm có dương và ngược lại nên ta có bảng sau:

Tạng Âm Dương
Phế Phế âm Phế khí
Thận Thận âm Thận dương
Can Can huyết Can khí
Tâm Tâm huyết Tâm khí
Tỳ Tỳ âm Tỳ dượng
CN sinh lý Vật chất và dinh dương Hoạt động cơ năng

2. Về quá trình phát sinh và phát triển bệnh

a. Bệnh tật phát sinh ra do sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể được biểu hiện bằng thiên thắng và thiên suy:

Hội chứng Thiên thắng:
Dương thắng gây chứng nhiệt (sốt, mạch nhanh, khát nước, phân táo, nước tiểu đỏ, mạch sác…
Âm thắng gây chứng hàn (người lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm, ỉa lỏng, nước tiểu trong…..

Hội chứng Thiên suy:

Dương hư: các trường hợp lão suy, hội chứng hứng phấn TK giảm (ức chế)
Âm hư: mất nước điện giải, hội chứng ức chế TK giảm ( hứng phân)

b. Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương:

Như bệnh tại phần dương ảnh hưởng dến phần âm (dương thắng tắc âm bệnh), VD như sốt cao kéo dài gây mất nước.
Như bệnh tại phần âm ảnh hưởng đến phần dương (âm thắng tắc dương bệnh), VD như ỉa chảy, nôn mửa kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc TK gây ra tr/ chứng sốt, co giật và có thể gây trụy mạch thoát dương

c. Sự mất thăng bằng âm dương gây ra các chứng bệnh (tr chứng) ở những vị trí khác nhau tùy theo vị trí đó thuộc về phần âm hay dương:

Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng, vì phần dương thuộc biểu, thuộc nhiệt
Âm thịnh sinh nội hàn: ỉa chảy, người lạnh, nước tiểu trong dài vì phần âm thuộc lý thuộc hàn.
Âm hư sinh nội nhiệt: như mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô, nước tiểu đỏ….
Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, chân tay lạnh vì phần dương khí bên ngoài bị giảm sút.

3. Về chẩn đoán bệnh

a. Dựa vào tứ chẩn để khám bệnh:

Vọng, văn, vấn thiết, để khai thác các triệu chứng thuộc hàn hay nhiệt, hư hay thực của các tạng phủ kinh lạc

b. Dựa vào 8 cương lĩnh:

Để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh, tính chất bệnh, trạng thái người bệnh và xu thế trung nhất của người bệnh (biểu- lý, hư – thực, hàn – nhiệt, âm – dương), trong đó âm và dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương; thường bệnh ở biểu là thực, nhiệt thuộc về dương; bệnh ở lý là hàn , là hư thuộc về âm.
Dựa vào tứ chẩn mục đích khai thác các triệu chứng bệnh và căn cứ vào bát cương để bệnh tật được quy thành các hội chứng thiên thắng hay thiên suy về âm dương của các tạng phủ kinh lạc…

4. Về chữa bệnh và các phương pháp chữa bệnh

a. Chữa bệnh:
Là điều hòa lại sự mất thăng bằng về âm dương của cơ thể tùy theo tình trạng hư – thực, hàn – nhiệt của bệnh bằng các phương pháp khác nhau như châm cứu, thuôc, xoa bóp, khí công…

b. Về thuốc:

Được chia thành 2 loại:
Thuốc lạnh, mát (hàn lương) thuộc âm dùng chữa bệnh thuộc dương.
Thuốc nóng, ấm (nhiệt ôn) thuộc dương dùng để chữa bệnh hàn thuộc âm.

c. Về châm cứu:

Bệnh nhiệt dùng châm, hàn dùng cứu; bệnh hư thì bổ, thực thì tả.
Bệnh thuộc tạng (thuộc âm) dùng các huyệt du sau lưng( thuộc dương); bệnh thuộc phủ (thuộc dương) dùng các huyệt mộ ở vùng ngực, bụng (thuộc âm), tuân theo nguyên tắc “ theo dương dẫn âm, theo âm dẫn dương”

Bài giảng tổng hợp Bài giảng YHCT Y Hà Nộ

Các thuyết cơ bản của Đông y

Các thuyết cơ bản của Đông y 

Vũ trụ quan Phương Đông là phương pháp quan sát vạn vật trong sự biến đổi của không gian (vũ) và biến đổi của thời gian (trụ). Khi quan sát theo không gian, người ta sử dụng
cách quy nạp đồng dạng. Khi quan sát theo thời gian, người ta sử dụng cách quy nạp tương ứng. Những giá trị đồng dạng và tương ứng là những giá trị cơ bản để thiết lập nên các quy luật Âm Dương, Ngũ Hành. Khi người ta đem so sánh giữa những giá trị tương ứng và giá trị đồng dạng với nhau, người ta lại tìm được những gia trị tương tác giữa chúng với nhau, đó là quy luật tương sinh, tương khắc trong quy luật Ngũ Hành, quy luật tiêu tưởng, chuyển hóa trong quy luật Âm Dương.

Giá trị của vũ trụ quan Phương Đông trong đời sống con người là những kết quả ứng dụng của nó dưới dạng những quy luật vô cùng phong phú và hiệu quả. Trong phạm vi y học, người ta chọn dùng một số có giá trị rõ nét và thiết thực với chuyên ngành của mình, mấy vấn đề thường được sử dụng trong y học là:
•  Âm Dương
•  Ngũ Hành
•  Thiên can
•  Địa chi

A. Âm Dương

1. Khái niệm cơ bản

Học thuyết Âm Dương đề cập đến quan hệ mâu thuẫn của các hiện tượng sinh lý, bệnh lý trong cơ thể con người, giải thích nguyên tắc chữa bệnh và dược lý. Người ta cho rằng các bộ phận của cong người là do hai loại khác tính chất và công năng nhưng lại thống nhất của vật chất là âm và dương cấu tạo nên. Bệnh tật phát triển được là do hai mặt âm và dương đối lập đã phá vỡ mối quan hệ bình thường gây ra.
Về kết cấu (cấu tạo) cơ thể và công năng mà nói thì cấu trúc của âm dương có thuộc tính là:
Dương Âm Dương Âm
Ngoài Trong Trên Dưới
Lưng Bụng Sáu phủ Năm tạng
Khí Huyết Công năng Vật chất
Hưng phấn Ức chế Hoạt động Tĩnh tại
Tăng lên Giảm sút Thăng lên Giáng xuống
Hướng ra Hướng vào

Những thuộc tính của sự vật trong khái niệm âm dương không phải là tuyệt đối, mà là tương đối. Thường thì theo những điều kiện nhất định mà cải biến, như theo quan hệ giữa lững và ngực là âm (trước-sau) nhưng ở ngực và bụng, thì ngực là dương, bụng là âm (trên-dưới). Do đó âm dương là đại danh từ thông dụng của hai mặt đối lập của kết cấu cơ thể và công năng, đặc biệt là dùng để nói rõ quan hệ tương hỗ giữa các mặt đối lập và thống nhất. Biểu hiện chủ yếu có mấy mặt đối lập và thống nhất sau:

a. Âm dương hỗ căn (âm dương giúp nhau từ gốc):

Đông y cho rằng “Âm sinh ở dương, dương sinh ở âm”, “riêng âm chẳng sinh, mình dương chẳng lớn”. Điều đó nói sự thống nhất giữa hai mặt đối lập của âm dương để mà tồn tại: Không có âm thì không có dương, và ngược lại. Lại nói “Sự sống ở gốc, gốc ở âm dương”, “Âm dương tách rời, tinh khí mất hết”, nghĩa là mạng sống từ lúc bắt đầu tới kết thúc là mối quan hệ âm dương tương hỗ trong quá trình tồn tại. Nếu như âm dương mất đi mối quan hệ, mạng sống sẽ ngừng ngay. Quan điểm này của Đông y được gọi là âm dương hỗ căn. Ví dụ: Về sinh lý mà nói, công năng toàn thân là dương, cơ sở vật chất là âm. Công năng hoạt động phải dựa vào vật chất là cơ sở, mà qua trình bổ sung vật chất không ngừng, lại cần có công  năng  mới  hoàn  thành  được  (hàng  loạt  hoạt  động  như  tiếp  nhận  thức  ăn, tin tiêu hóa, hấp thụ, chuyển hóa, tuần hoàn máu…). Về bệnh lý mà nói, như tâm âm bất túc sẽ dẫn đến tâm dương bất túc.

b. Âm dương tiêu trưởng (âm dương mất dần và lớn dần):

Đông y cho rằng “Âm tiêu dương trưởng, Dương tiêu âm trưởng” là nơi hai mặt âm dương bị tiêu so với trưởng, biến hóa lạ thường. Do các cơ quan, tổ chức trong con người không ngừng hoạt động, vật chất không ngừng tiêu tốn và bổ sung, tiêu trưởng như thế trong phạm vị nhất định là bình thường, nếu như một phía tiêu thái quá, hoặc trưởng thái quá sẽ sinh ra bệnh biến. Do vậy, âm hư (tiêu thái quá) sẽ đưa đến dương cang, dương hư sẽ đưa đến âm thịnh. Ngược lại âm thịnh (trưởng thái quá cũng sẽ dẫn đến dương hư, dương cang dẫn đến âm hư. Ví dụ như bệnh cao huyết áp có một loại hình mà chứng trạng là đau đầu, choáng váng, mất ngủ, nhiều mộng mị, tính tình dễ cáu giận, hấp tấp, lưỡi hồng mà khô, mạch huyền, tế sác cũng là do âm hư đưa đến dương cang mà tạo thành. Hoặc như bệnh cấp tính, nhiệt tính, thường xuyên sốt cao (dương quá thịnh) thường gây chứng trạng âm dịch hao tổn cũng là do dương thịnh âm hư. Trên đây là ví dụ về âm dương tiêu trưởng.

c. Âm dương chuyển hóa (âm dương chuyển đổi trạng thái)

“Trùng âm tất dương, trùng dương tất âm” cùng để nói hai mặt ở điều kiện nhất định đã hỗ tương chuyển hóa lẫn nhau. Trên lâm sàng, do nhiều nguyên nhân, ta thấy bệnh biến hóa từ biểu (dương) vào lý (âm), từ thực thành hư, từ nhiệt ra hàn. Ví dụ nữa phong hàn biểu chứng không ra được mồ hôi (phát hãn mà không ra được mồ hôi, hoặc chữa nhầm thuốc làm cho biểu tà không trừ được), có thể chuyển thành nhiệt nhập lý, tà thịnh thực chứng, nếu không chữa thương (cảm, mạo, thương, trúng) có thể chuyển thành hư chứng; dương thịnh nhiệt chứng, dùng thuốc mát lạnh quá mức có thể biến thành hàn chứng. Ngược lại, cũng đã thấy những biến hóa từ lý ra biểu, từ hư chuyển thành thực, từ hàn sang nhiệt. Ví dụ như bệnh sởi, nọc sởi bị hãm ở trong gây ra những chứng trạng nguy kịch, qua chữa chạy, gìn giữ, ban mọc ra được, nọc sởi từ lý sang biểu, do vậy mà chuyển thành thuận chứng. Chứng khí hư, cũng do khí không hành, huyết uất lại thành huyết ứ thực chứng. Lý hàn chứng, dùng quá nhiều thuốc ôn ấm, thương âm cướp dịch, cũng có thể chuyển thành nội nhiệt.
Những ví dụ trên đều là âm dương hỗ tương chuyển hóa.

2 Vận dụng lâm sàng

a. Vận dụng vào bệnh học

Đông y cho rằng: “âm bình, dương kín chắc, tinh thần mới yên” đó là nói về hai mặt âm dương trong con người ở trạng thái bình thường mới duy trì hoạt động sinh lý bình thường. Gặp lúc sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì gây nên bệnh tật, là kết quả mộ mặt nào đó của âm dương thiên thịnh, thiên suy. Căn cứ vào lý lẽ âm dương tiêu trưởng, lâm sàng thường thấy như âm thịnh dẫn đến dương suy sẽ có các chứng sợ lạnh, sắc mặt trắng bợt, tự ra mồ hôi, nước tiểu trong mà nhiều, chất lưỡi nhạt, mạch hư, là những chứng của dương hư bất túc: Như Phế âm hư (lúc lao phổi) đưa đến dương cang sẽ sinh ra bứt rứt khó ngủ, ham tình dục, miệng lưỡi khô hồng, mạch sác là chứng của dương cang. Lại căn cứ vào lý của âm dương hỗ căn tìm xem mặt nào của âm dương hư tổn đến đâu thường có thể dẫn đến đối phương bất túc “dương cực cập âm, âm cực cập dương”, như một số bệnh mạn tính khu trú mãi, cuối cùng phát triển thành âm dương đều hư cũng là nguyên cơ này cả.

b. Vận dụng trên lâm sàng

Đông y nêu rằng: “‘Thứ tự chẩn bệnh. tất phải xét trước về âm dương”, cũng như khi phân tích bệnh luôn luôn dùng âm dương mà quy nạp lại, đem những chứng cơ bản khái quát thành hai loại âm chứng và dương chứng. Ví dụ: Thực chứng ở phần rõ ràng là âm thịnh, nhưng lại là dương cang. Hư chứng rõ ràng ở phần âm hư nhưng lại là sau khi dương hư. Từ cơ sở này mới có thể tiến tới phân tích chẩn đoán và đề ra nguyên tắc chữa bệnh.

c. Vận dụng khi trị liệu

Đông y nêu lên: “Xét kỹ ở âm dương mà điều, lấy bình làm mức”. Ở đây nói về nguyên tắc chữa bệnh của Đông y cũng là thông qua chữa chạy mà cải biến tình huống âm dương của con người thiên thịnh, thiên suy, lấy quan hệ âm dương mà điều chỉnh, từ đó đạt đến tương đối khôi phục bình thường, mục đích làm tiêu trừ bệnh tật. Nếu dương thịnh dùng thuốc âm, nếu âm thịnh dùng thuốc dương, mục đích là tả cái có thừa. Nếu dương hư đùng thuốc dương, âm hư dùng thuốc âm với mục đích là bổ cái bất túc.
Về công dụng tính vị của thuốc mà nói, cũng lấy âm dương mà phân biệt. Như thuốc ấm, nóng thuộc dương, thuốc có vị cay, ngọt, nhạt thuộc dương, thuốc có vị chua, mặn, đắng thuộc âm. Lại như, phàm thuốc có tác dụng thăng phù, phát tán thuộc dương, thuốc có tác dụng trầm giáng, thông tiết (tức tiết tả) thuộc âm. Rõ ràng thuộc tính âm dương của thuốc men cũng có thể chế giảm, ngự trị, điều chỉnh linh hoạt sự mất cân bằng của âm dương.

B. Ngũ Hành

1. Khái niệm cơ bản

Thời cổ, triết học cho rằng Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy là vật chất cơ bản cấu thành vũ trụ, chúng có những đặc tính nhất định. Trong vũ trụ có nhiều loại, nhiều dạng vật chất theo như tính chất của 5 loại cơ bản đối chiếu, rồi tiến hành qui về năm loại lớn là: Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy, dùng nó để nói về quan hệ tương hỗ của sự vật với nhau, gọi chung là Ngũ hành. Đông y hay dùng học thuyết Ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Như nhân tố mùa, tiết của giới tự nhiên quan hệ với ngũ tạng trong cơ thể con người. Căn cứ các đặc điểm của chúng mà phân vào ngũ hành, cụ thể như sau:

Ngũ hành Mc Ha Th Kim Thy
Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận
Phủ Đảm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang
Ngũ khiếu Mắt Lưỡi Mồm Mũi Tai
Ngũ thể Gân Mạch Cơ bắp Da lông Xương
Ngũ chí Giận Mừng Lo Nghĩ Sợ
Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Ngũ khí Phong Thử Thấp Táo Hàn
Mùa tiết Xuân Hạ Trưởng Thu Đông

Cứ theo phân loại ở bảng trên, lấy hành Mộc làm ví dụ, ứng với ngũ hành có các Tạng, Phủ, Khiếu (can, đảm, mắt)…
Học thuyết Ngũ hành có cho rằng Ngũ tạng có quan hệ Sinh Khắc. Sinh là thúc đẩy, Khắc là ức chế.
Quy hoạch của tương sinh giữa Ngũ tạng là Can với Tâm, Tâm với Tỳ, Tỳ với Phế, Phế với Thận, Thận với Can, (tức là Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy – Mộc). Trong quan hệ qua lại giữa cái nó sinh ra và cái sinh ra nó, sinh ra nó là mẹ, nó sinh ra là con. Ví dụ: Hỏa là mẹ của Thổ, đồng thời là con của Mộc. Quy luật tơng khắc là Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can (tức là Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa – Kim – Mộc) trong quan hệ tương khắc có cái nó khắc là “Sở thắng” và cái khắc nó là “Sở bất thắng”.
Ví dụ: Hỏa là sở thắng của Kim và sở bất thắng của Thủy. Ngoài ra còn có quan hệ phản khắc (tương vũ)
ví dụ: Tỳ thổ vốn khắc thận thủy, nhưng lúc có bệnh, thận thủy phát triển phản khắc lại Tỳ thổ sinh ra ỉa lỏng nhão. Một tạng thúc đẩy một tạng, một tạng ức chế một tạng, thúc đẩy và ức chế cùng kết hợp đã duy trì quan hệ bình thường giữa các tạng, duy trì được hoạt động sinh lý bình thường của con người.

2. Vận dụng lâm sàng

Ngũ hành và chẩn trị lâm sàng có quan hệ, như trong vọng chẩn thường lấy sắc thái mặt mà phân biệt tạng phủ có bệnh: Sắc xanh thường do Can phong, sắc đỏ thường do Tâm hỏa, sắc vàng thường thuộc Tỳ thấp, sắc trắng là Phế hàn, sắc đen là do Thận hư. Lại như khi, chữa bệnh của tạng phủ phải theo 5 mùi vị của thuốc đối với Ngũ tạng mà dùng (theo bảng trên).

Ngày xưa, “Ngũ hành sinh, khắc” ứng dụng trên lâm sàng rất máy móc, chặt chẽ, thật ra có một số không phù hợp với thực tế do đó sau này khi ứng dụng ít nói đến. Ở đây xin nêu những điều rất thường dùng như sau:

Từ quan hệ ngũ tạng. tương sinh là một tạng với riêng một tạng có tác dụng thúc đẩy. Trên lâm sàng thường lợi dụng quan hệ này mà chữa một số bệnh, như căn cứ quan hệ Thổ sinh Kim mà dùng phép bồi bổ Tỳ, Vị để chữa bệnh lao, đây cũng là “bồi Thổ sinh Kim”. Lại như khi chữa chứng “Can dương thượng cang” thường theo quan hệ Thủy sinh Mộc, dùng phương pháp tự dưỡng Thận âm cũng gọi là “Tư Thủy hàm Mộc” (bồi dưỡng cho Thủy là có bổ cho Can trong đó).

Về quan hệ tương khắc của ngũ tạng là một tạng với riêng một tạng có tác dụng ức chế, nhưng ở tình huống bình thường các ức chế đó không có hại, ngược lại, còn có tác dụng điều hòa hiệp đồng. Ví dụ: Như quan hệ sinh khắc của Tâm hỏa và Thận thủy ở tình huống bình thường, gọi là “Thủy Hỏa tương tế, nhưng khi quan hệ tương khắc vợt quá mức bình thường (tương thừa) thì tạng bị khắc sẽ sinh ra bệnh biến. Như khi quan hệ hiệp đồng, điều hòa của Tâm Thận bị phá vỡ sẽ xuất hiện các chứag: Tâm phiền (tim hồi hộp), mất ngủ, hay quên, lưng gối mềm yếu, gọi là “Tâm thận bất giao” hoặc “thủy hỏa bất tế”, khi chữa dùng phép giao thông Tâm. Thận. Lại như Can mộc quá thịnh có thể đưa đến Tỳ thổ mất điều hòa cũng xuất hiện chứng đau bụng ỉa chảy, gọi là “mộc khắc thổ” hoặc “Can mộc thừa Tỳ”, khi chữa cần thư Can kiện Tỳ.

C. Thiên can:

Thiên can là một quy luật tương ứng giữa sự vận động của vũ trụ và biến đổi sinh học trong cơ thể con người.

Thiên can có hệ số đếm từ một đến mười.

Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Thiên can trong y học cổ Phương Đông được dùng với hai nội dung như sau:

1. Thiên can ngũ vận.

Loại này cách tính lấy 5 can làm một chu kỳ 5 năm, mỗi năm thiên can ứng với một hành:

Giáp=Thổ Ất = Kim Bính=Thủy Đinh=Mộc Mậu=Hỏa
Kỷ = Thổ Canh=Kim Tân=Thủy Nhâm=Mộc Quý=Hỏa

Thiên can Ngũ vận là cách tính Đại vận hàng năm, mỗi năm ứng với một hành, mỗi hành ứng với một khí trong trời đất ảnh hưởng tới công năng sinh lý, bệnh lý của tạng phủ có hành tương ứng (tìm đọc những bài về học thuyết Ngũ Vận – Lục Khí). Thiên Can Ngũ Vận là môn học dự phòng về bệnh thời khí theo quy luật, nhưng do nội dung rất phức tạp và đòi hỏi chuyên sâu, ít dùng trực tiếp trong điều trị triệu chứng, nên chỉ tóm tắt, mà không giới thiệu kỹ hơn.

2. Thiên can ngũ hành.

Loại này lấy hai can chẵn lẻ liền nhau thành một cặp, mỗi cặp ứng với một hành, năm cặp liền nhau làm một chu kỳ:

Giáp, Ất = Mộc;   Bính, Đinh = Hỏa;
Mậu, Kỷ = Thổ;   Canh, Tân = Kim;    Nhâm, Quý = Thủy

Thiên can Ngũ Hành ứng với tạng phủ không theo khí hậu môi trường ứng với hành như thiên can ngũ vận, mà là ứng với tình trạng hưu, vượng của bản thân khí công năng tạng phủ bên trong theo một trật tự định sẵn.
Ví dụ: Bất kể là năm Giáp, Ất; ngày Giáp, Ất; tháng Giáp, Ất; giờ Giáp, Ất ấy, khí hậu môi trường là mùa hè hay mùa đông, nóng hay lạnh, ban ngày hay ban đêm, thì công năng của tạng phủ có hành tương ứng với nó là Can, Đảm đều được vượng, và công năng của phủ tạng có hành bị khắc sẽ hưu (giảm), tức là mộc khắc thổ, lúc này Tỳ, Vị bị hưu.

Thiên can Ngũ Hành được ứng dụng rộng rãi trong các phép tính khí chất, tính giờ huyệt mở trong phép “Tý Ngọ lưu trú”, và tính về bệnh chuyền kinh, chúng ta nắm vững tinh thần này để khi học tập và ứng dụng được nhanh chóng và chính xác.

Cổ nhân đã làm bài thơ để dễ nhớ như sau: Giáp Đảm ất Can, bính Tiểu trờng. Đinh Tâm, mậu Vị, kỷ Tỳ hương.

Canh thuộc Đại trường, tân thuộc Phế Nhâm thuộc Bàng quang, quý Thận tàng Tam tiêu diệc hướng nhâm trung ký, Bào lạc đông quy nhập quý phương.

D. Địa chi

Địa chi, nghĩa chữ là chia theo đất, nguồn gốc của nó từ phép chia giờ bằng bóng ngả của ánh sáng mặt trời đổ trên mặt đất, nên gọi là giờ địa chi.

Địa chi là một quy luật tương ứng giữa mười hai giờ địa chi và tình trạng lưu thông của khí huyết, tạng phủ trong con người. Người xưa nhận ra rằng cứ mỗi giờ địa chi, khí huyết đi qua một đường kinh nhất định và tạng phủ thuộc đường kinh hoạt động công năng mạnh mẽ hơn, bệnh biến cũng bộc lộ rõ hơn, căn cứ vào đó để chữa chạy cũng cho kết quả tốt hơn.

Tương ứng giữa 12 giờ địa chi và 12 phủ tạng như sau:

Tý=Đảm Sửu=Can Dần=Phế Mão=Đại trường
Thìn=Vị Tị = Tỳ Ngọ=Tâm Mùi=Tiểu trường
Thân=Bàng quang Dậu=Thận Tuất=Tâm bào Hợi=Tam tiêu

Cổ nhân đã làm bài thơ để dễ nhớ như sau: Phế dần, Đại mão, Vị thìn cung. Tỳ tị, Tâm ngọ, Tiểu mùi trung.
Thân Bàng, dậu Thận, Tâm bào tuất. Hợi tam, tý Đảm, sửu Can thông.

Ngoài giờ địa chi ứng với tạng phủ ra, người ta tháng, năm, địa chi nữa, nhưng không phải để ứng với tạng phủ, mà chỉ ứng với tên khí theo năm, ứng với tên con vật có bệnh theo tháng và ngày, điều này cần phân biệt cho rõ.

Người xưa đã dựa trên cơ sở tương ứng giữa 12 giờ địa chi với khí huyết, kinh mạch, tạng phủ mà lập ra phép bổ tả theo giờ địa chi, gọi là phép “Thập nhị kinh bệnh tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp bổ hư, tả thực”, phép chữa bệnh này rất có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý sử dụng.

HotlineFacebookZalo