Cây xạ đen có mấy loại, công dụng là gì?

Cây xạ đen có mấy loại, công dụng là gì?

1. Một số đặc điểm sinh học của cây xạ đen

Cây xạ đen là thực vật thân gỗ và  dây leo, dài 3 – 10m, mọc thành bụi, có nhiều ở khu vực rừng núi Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình,… Khi còn non, cây không có lông, màu xám nhạt; khi trưởng thành, cây có nhiều lông, màu xanh nâu.

Hình ảnh giúp nhận diện cây xạ đen

Hình ảnh giúp nhận diện cây xạ đen

Lá cây xạ đen hình bầu dục, nhọn ở đầu, mọc so le, chiều dài 7 – 12cm, chiều rộng 3 – 5cm, có răng cưa ngắn ở mép. Cuống lá chỉ khoảng 5 – 7mm.

Hoa cây xạ đen màu trắng, có 5 cánh, thường mọc từng chùm ở ngọn lá hoặc nách. Mỗi chùm hoa dài 5 – 10cm, cuống hoa 2 – 4mm.

Quả xạ đen dài khoảng 1cm, hình như quả trứng, thường có màu xanh. Khi quả chín thường chuyển sang màu vàng và tách thành 3 mảnh. Cây xạ đen ra hoa vào tháng 3 – 5 và đậu quả khoảng tháng 8 – 12.

2. Cây xạ đen có mấy loại, phân biệt như thế nào?

Muốn biết cây xạ đen có mấy loại và phân biệt được từng loại có thể dựa vào đặc điểm hình thái của cây:

– Cây xạ đen

Có nhựa đen trong thân cây nhưng ít. Khi phơi khô, thân có mùi thơm, lá hơi có mùi thuốc và không bị vỡ vụn khi được phơi đủ nắng.

– Cây xạ trắng

Hình thái bên ngoài gần giống với cây xạ đen nhưng lá có màu xanh nhạt hơn và không có răng cưa ở mép. Thân cây xạ trắng không có nhựa đen như cây xạ đen. Đặc biệt, khi phơi khô, cả thân và lá xạ trắng đều không thơm.

– Cây xạ đỏ

Đây là loài cây cùng họ với xạ đen. Từ gốc đến ngọn của cây có màu đỏ. Lá cây xạ đỏ cũng không có răng cưa. Nếu vò nát lá xạ đỏ sẽ ngửi thấy mùi thơm. Hoa xạ đỏ hình thù gần giống xạ đen nhưng màu đỏ.

– Cây xạ vàng

Thân cây xạ vàng to hơn so với xạ đen, lá cây không có răng cưa và tương đối mỏng. Nếu phơi khô lá rất dễ giòn, nát. Cả phần lá và thân của cây xạ vàng đều không có mùi thơm.

Như vậy, với vấn đề cây xạ đen có mấy loại có thể trả lời rằng có 4 dòng cây xạ khác nhau nhưng chỉ có một loại xạ đen duy nhất và cũng chỉ có xạ đen là có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, ung thư,…

Minh họa giải đáp cây xạ đen có mấy loại

3. Công dụng của cây xạ đen là gì?

3.1. Công dụng của cây xạ đen

Cây xạ đen được nhiều người gọi là cây ung thư vì thành phần hóa học có chứa chất ức chế tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi và gan. Thành phần hóa học của xạ đen gồm polyphenol, sesquiterpene, triterpene, tanin, quinone,  axit amin, flavonoid,…

Nhờ những thành phần này mà cây xạ đen có nhiều tác dụng chữa bệnh:

– Ngăn ngừa khối u: polyphenol, quinone và flavonoid là những hợp chất có trong xạ đen, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và hóa lỏng để chúng dễ bị tiêu hủy, ngăn không cho khối u hình thành hoặc di căn.

– Chống oxy hóa: xạ đen có chứa các chất hóa học chống lại gốc tự do và làm suy giảm tác hại của gốc tự do tác động lên tế bào.

– Chống nhiễm khuẩn: hợp chất saponin triterpenoid trong cây xạ đen có thể bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn.

 

Theo Đông y, xạ đen là dược liệu có tính hàn, vị đắng và hơi chát, có công dụng:
– Điều trị viêm – xơ gan, vàng da do gan nhiễm mỡ.

– Tiêu viêm, giải độc, tiêu trừ mụn nhọt.

– Hoạt huyết, điều hòa huyết áp.

– An thần, giải tỏa căng thẳng, tăng đề kháng.

– Điều trị khối u.

– Chữa đau cột sống và xương khớp.

3.2. Bài thuốc chữa bệnh sử dụng dược liệu cây xạ đen

– Thanh nhiệt, thông kinh, lợi tiểu

+ Thành phần: 12g kim ngân hoa, 15g xạ đen.

+ Cách làm: dược liệu đem phơi khô, sao vàng rồi hãm như hãm trà để lấy nước uống hết trong ngày.

– Tăng đề kháng, giảm căng thẳng

+ Thành phần: 15g mỗi vị: nấm linh chi, xạ đen, giảo cổ lam.

+ Cách làm: sắc dược liệu lấy nước uống trong ngày.

– Hỗ trợ điều trị bệnh về gan

+ Thành phần: 10g mật nhân, 30g cà gai leo, 50g thân và lá xạ đen, 2 lít nước.

+ Cách làm: toàn bộ dược liệu đem rửa sạch, cho vào ấm đun cùng 2 lít nước đến khi còn khoảng 500ml thì chắt nước để uống trong ngày.

Xạ đen có thể dùng đơn lẻ để sắc uống hoặc kết hợp với dược liệu khác để chữa bệnh

Xạ đen có thể dùng đơn lẻ để sắc uống hoặc kết hợp với dược liệu khác để chữa bệnh

– Giải độc gan, ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa

+ Thành phần: 100g xạ vàng, 100g xạ đen, 30g cây B1, 20g kê huyết đằng, 1.5 lít nước.

+ Cách làm: dược liệu đem rửa sạch và sắc lấy nước uống.

– Cầm máu, chữa mụn nhọt

+ Dược liệu: 3 – 5 lá xạ đen tươi.

+ Cách làm: rửa sạch lá xạ đen tươi rồi giã nát để đắp lên vết thương sau đó dùng gạc y tế băng lại.

– Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi, ung thư gan

+ Dược liệu: 50g mỗi vị: hoàn ngọc, xạ đen; 20g bạch hoa xà; 10g bán chi liên.

+ Cách làm: sắc toàn bộ dược liệu lấy nước uống sau bữa ăn 20 phút, mỗi ngày 2 lần.

4. Một số lưu ý khi dùng cây xạ đen chữa bệnh

Để việc sử dụng dược liệu xạ đen đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý:
– Chỉ dùng đúng liều lượng được khuyến cáo để tránh tình trạng lạm dụng gây hoa mắt, chóng mặt, hạ huyết áp.

– Nước hoặc trà hãm từ cây xạ đen cần pha với lượng vừa đủ và chỉ dùng trong ngày. Nếu để qua đêm sử dụng có thể bị đi ngoài, đau bụng, đầy bụng.

– Khi dùng xạ đen chữa bệnh có thể buồn ngủ vì xạ đen có tác dụng an thần.

– Không dùng xạ đen cho người bị bệnh thận để tránh bị suy thận.

– Không dùng xạ đen cho trẻ dưới 5 tuổi, người đang cho con bú hoặc thai phụ.

– Không dùng đồ ăn lên men, đồ uống có cồn, rau muống, măng chua, đậu xanh, cà pháo,… khi dùng xạ đen vì có thể giảm hiệu quả điều trị.

– Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây thì nên dùng xạ đen cách thuốc Tây tối thiểu 30 phút để tránh tương tác thuốc.

Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi cây xạ đen có mấy loại và biết được công dụng chính của dược phẩm này. Thị trường hiện có rất nhiều nơi bán xạ đen nên bạn cần tìm nơi uy tín để mua được đúng dược liệu chất lượng, đảm bảo nguồn gốc và luôn tham khảo ý kiến thầy thuốc có chuyên môn trước khi dùng xạ đen để chữa bệnh.

Tác dụng với sức khỏe của ba kích?

Tác dụng với sức khỏe của ba kích?

Ba kích là một vị thuốc Y Học Cổ Truyền được nhiều người biết tới, đặc biệt là các đấng mày râu, bởi nó được cho là có tác dụng tăng cường sinh lý ở nam giới.

1. Ba kích là gì?

Ba kích còn được nhân dân một số nơi gọi với tên khác như là cây ruột gà, ba kích thiên, hay sáy cáy (Thái), thao tày cáy (Mán), chầu phóng sì (Tày), chổi hoàng kim, chày kiằng đòi (Dao). Tên khoa học của cây ba kích là Morinda officinalis How, thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

Rễ cây ba kích có hình trụ tròn hoặc hơi dẹt, cong queo, mỗi đốt dài 3 cm trở lên, đường kính 0,3 cm trở lên. Mặt ngoài rễ ba kích có màu nâu xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang, có nhiều chỗ nứt sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt qua rễ ba kích có phần thịt dày màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, ở giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu.

Ở nước ta, cây ba kích thường mọc hoang ở ven rừng, trên đồi rậm giữa các bụi bờ, bãi hoang. Cây ba kích được tìm thấy nhiều nhất ở Quảng Ninh, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây ba kích là phần rễ, có thể đào lấy quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông. Rễ ba kích sau khi đào về được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con, sau đó đem phơi khô tới khi không dính tay, đập nhẹ cho bẹp, rồi tiếp tục phơi đến khô hoặc sấy nhẹ đến khô.

Một số cách bào chế dược liệu ba kích trong Y Học Cổ Truyền:

  • Ba kích nhục: Lấy phần rễ ba kích sạch đồ kỹ hoặc luộc qua rồi rút bỏ lõi gỗ khi còn nóng, sau đó cắt đoạn, phơi khô;
  • Diêm ba kích nhục: Lấy rễ ba kích sạch đem trộn với nước muối cho đều, sau đó đồ kỹ, rút lõi gỗ, cắt đoạn phơi khô. Tỷ lệ pha trộn như sau 100kg ba kích thì dùng 2 kg muối và lượng nước vừa đủ hòa tan, lọc trong;
  • Chích ba kích: Lấy cam thảo giã dập, đem sắc lấy nước, bỏ bã rồi cho ba kích sạch vào đun tới khi mềm xốp có thể rút lõi gỗ. Sau đó rút bỏ lõi gỗ rồi cắt đoạn, phơi khô. Tỷ lệ pha trộn như sau 100kg ba kích thì dùng 6kg cam thảo.

Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy trong rễ ba kích có chứa thành phần hóa học chính là các hợp chất anthranoid như là: Tectoquinon, 1 – hydroxyl – 2, 3­ dimethyl – anthraquinon,…

Ngoài ra trong rễ ba kích còn có antraglycozid, các hợp chất iridoid như asperulosid, morofficialosid; đường glucose, fructose, sucrose và fructo-oligosaccharides, nhựa, acid hữu cơ, morindin, phytosterol, ít tinh dầu.

Trong rễ ba kích tươi có chứa vitamin C, nhưng sau khi bào chế thì không còn nữa.

2. Ba kích có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, ba kích có tác dụng sau:

  • Oligosacarit trong ba kích có thể bảo vệ DNA của tinh trùng người khỏi bị phá hủy bởi H2O2, đây chính là một trong những thành phần quan trọng của ba kích trong điều trị vô sinh. Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh rằng ba kích là một loại thuốc thảo dược tự nhiên có thể được sử dụng để giúp tăng cường chức năng sinh sản;
  • Các hợp chất anthraquinone trong ba kích là chất ức chế tiềm năng của sự tái hấp thu xương vì vậy ba kích có khả năng chống loãng xương;
  • Khi bào chế với muối có thể làm tăng khả dụng sinh học của các hoạt chất có trong ba kích;

Theo Y Học Cổ Truyền, ba kích có tính hơi ôn, vị cay, ngọt, đi vào kinh gan, thận. Ba kích có công dụng làm ấm thận dương, mạnh gân cốt, chống viêm, trừ thấp, giảm đau.

Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc ba kích thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh như liệt dươngdi tinh, dạ con lạnh gây không có thai, kinh nguyệt không đều, hay bị lạnh và đau bụng dưới, phong thấp tê đau.

Liều dùng của vị thuốc ba kích thường từ 3g đến 9g dưới dạng thuốc sắc, nó thường được sử dụng phối hợp với một số vị thuốc khác.

Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc ba kích:

  • Những người có tướng hỏa quá thịnh, có chứng âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu đỏ không dùng ba kích;
  • Người có triệu chứng miệng đắng, mắt đau, mắt mờ, bứt rứt, khát nước, bệnh tim không được dùng ba kích.

Ba kích có thể giúp điều trị đau lưng, chân yếu, tê mỏi
Ba kích có thể giúp điều trị đau lưng, chân yếu, tê mỏi

3. Một số bài thuốc từ ba kích

 

Bài thuốc điều trị liệt dương, xuất tinh sớm ở nam, chứng vô sinh ở nữ do thận dương hư:

  • Sử dụng ba kích 12g, ngũ vị tử 6g, nhân sâm 8g (nếu không có nhân sâm, có thể thay bằng đảng sâm với lượng gấp đôi), thục địa 16g, long cốt, nhục thung dung, cốt toái bổ, mỗi vị 12g, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Hoặc dùng ba kích thiên, đảng sâm, thỏ ty tử, phúc bồn tử, mỗi vị 12g, hoài sơn 24g, thần khúc 12g, tán thành bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần.

Bài thuốc điều trị người cao tuổi đau lưng, chân yếu, tê mỏi:

  • Sử dụng bài thuốc Kim cang hoàn: Ba kích, xuyên tỳ giải, đỗ trọng, thỏ ty tử, lượng bằng nhau, lộc thai 1 bộ, nhục thung dung, tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.
  • Hoặc dùng ba kích 10g, nhân sâm 4g, thục địa 10g, thỏ ty tử 6g, bổ cốt toái 5g, tiểu hồi hương 2g, sắc với 600ml nước cho tới khi còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Bài thuốc trị chứng đau tê xương khớp (Ba kích khu tý thang):

  • Sử dụng ba kích 12g, đỗ trọng 12g, xuyên tục đoạn 12g, ngưu tất 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù 8g, hoài sơn 16g, sắc uống.

Tóm lại, ba kích là vị thuốc bổ dưỡng trong Y Học Cổ Truyền với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Khi dùng tùy theo yêu cầu, có thể tiến hành chích rượu, chích muối ăn, chích cam thảo để sử dụng.

 

Hà thủ ô đỏ – 8 tác dụng của hà thủ ô đỏ và lưu ý khi dùng

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông Y. Vậy hà thủ ô đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Nhận biết hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ là cây thân thảo mềm, mọc quấn quanh vào nhau, mặt ngoài màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, cuống dài. Lá có hình tim thuôn dài, nhọn dần về đầu với kích thước trung bình dài khoảng 7 – 10cm và rộng 3 – 5cm.

Hà thủ ô cũng có hoa, thường mọc thành từng cụm nhỏ ở đầu ngọn hoặc kẽ lá. Hoa có màu trắng, kích thước nhỏ. Sau khi hoa tàn, quả sẽ hình thành với 3 cạnh, vỏ ngoài khô ráp và bên trong chứa hạt.

Bộ phận quan trọng nhất của cây hà thủ ô là những củ rễ phình to chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Đây chính là phần được thu hoạch và sử dụng để làm thuốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bộ phận quan trọng nhất của cây hà thủ ô là những củ rễ phình to chứa nhiều dưỡng chất quý

Bộ phận quan trọng nhất của cây hà thủ ô là những củ rễ phình to chứa nhiều dưỡng chất quý

2. Hà thủ ô đỏ là gì?

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora Thunb. ex Maxim, là một loại cây leo thân thảo lâu năm, thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Cây mọc hoang ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Củ, dây và lá của cây được sử dụng làm thuốc trong Đông y.

Củ, dây và lá của cây được sử dụng làm thuốc trong Đông y

Củ, dây và lá của cây được sử dụng làm thuốc trong Đông y

3. Các tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Nhuận tràng

Anthraquinone và lecithin trong hà thủ ô đỏ mang đến hiệu quả kép trong việc kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng hơn và giảm tình trạng khô cứng, rát buốt khi đi đại tiện, giúp vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ tái phát.

Hà thủ ô đỏ kích thích nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng

Hà thủ ô đỏ kích thích nhu động ruột, giúp đại tiện dễ dàng

Bổ can thận

Hà thủ ô đỏ có chứa các chất flavonoid và stilbenoid có tác dụng chống viêm và tăng cường lưu thông máu, góp phần cải thiện chức năng gan, hỗ trợ thải độc cơ thể và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan.

Với những tác động tích cực lên gan và thận, hà thủ ô đỏ được xem như vị thuốc quý trong việc điều trị các bệnh lý liên quan như viêm gan, xơ gan, suy gan, viêm thận, suy thận.

Hà thủ ô đỏ hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan

Hà thủ ô đỏ hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm gan

Tăng cường miễn dịch

Các hợp chất polysaccharide và lecithin đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu và nâng cao khả năng chống lại vi khuẩn, virus, nấm một cách hiệu quả.

Hà thủ ô đỏ kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại vi khuẩn

Hà thủ ô đỏ kích thích sản sinh tế bào miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại vi khuẩn

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hà thủ ô đỏ có chứa các chất phenolic và terpenoid có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, các hợp chất phenolic trong hà thủ ô đỏ có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do – là thủ phạm gây tổn thương tế bào tim mạch, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Hà thủ ô đỏ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch nguy hiểm

Hà thủ ô đỏ ngăn ngừa xơ vữa động mạch và các biến chứng tim mạch nguy hiểm

Hỗ trợ chức năng thần kinh, não bộ

Alkaloid trong hà thủ ô đỏ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương. Do đó, hỗ trợ cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung.

Ngoài ra, saponin giúp tăng cường lưu thông máu lên não, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, cải thiện tình trạng mất ngủ, giảm căng thẳng, lo âu, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoái.

Hà thủ ô đỏ có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung

Hà thủ ô đỏ có thể cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng tập trung

Ức chế trực khuẩn lao

Emodin và Physcion là hai hợp chất có khả năng ức chế mạnh mẽ sự sinh sản của trực khuẩn lao – tác nhân gây bệnh lao phổi. Bên cạnh tác dụng ức chế trực khuẩn lao, hà thủ ô đỏ còn kích thích sản xuất tế bào miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và làm dịu cơn ho, long đờm, giảm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.

Hà thủ ô đỏ có khả năng ức chế mạnh mẽ sự sinh sản của trực khuẩn lao

Hà thủ ô đỏ có khả năng ức chế mạnh mẽ sự sinh sản của trực khuẩn lao

Giàu chất chống oxy hóa

Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh, tiêu diệt các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa lão hóa da, tóc và cơ thể. Đồng thời, resveratrol có tác dụng kích thích sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn và làm mờ các vết thâm nám.

Hà thủ ô đỏ giúp tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn

Hà thủ ô đỏ giúp tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn

Chữa tóc bạc sớm

Tetrahydroxystilbene glucoside kích thích cơ thể sản sinh melanin – sắc tố tạo nên màu đen cho tóc. Nhờ vậy, hà thủ ô đỏ giúp tóc bạc sớm lấy lại màu đen tự nhiên, suôn mượt và bóng khỏe.

Leucodelphinidin có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ nang tóc khỏi các gốc tự do, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Do đó, mái tóc sẽ trở nên dày dặn, chắc khỏe và giảm thiểu tình trạng tóc gãy rụng.

Hà thủ ô đỏ giúp tóc bạc sớm lấy lại màu đen tự nhiên, suôn mượt và bóng khỏe

Hà thủ ô đỏ giúp tóc bạc sớm lấy lại màu đen tự nhiên, suôn mượt và bóng khỏe

3Một số bài thuốc sử dụng hà thủ ô chữa bệnh

Bài thuốc chữa mất ngủ

Nguyên liệu:

  • Hà thủ ô đỏ 12g.
  • Đan sâm 12g.
  • Trân châu 60g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với nước.
  • Đun sôi nồi thuốc, sau đó hạ lửa nhỏ.
  • Dùng rây hoặc khăn sạch để lọc lấy nước thuốc, bỏ bã.

Cách dùng:

  • Chia nước thuốc làm 2 phần, uống 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong vòng 1 tháng đến khi các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, cáu gắt,… được cải thiện.

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa mất ngủ

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa mất ngủ

Bài thuốc chữa thận yếu, thận hư ở nam và nữ

Nguyên liệu:

  • Hà thủ ô đỏ 12g.
  • Bạch linh 12g.
  • Ngưu tất 12g.
  • Đương quy 12g.
  • Thỏ ty tử 12g.
  • Phá cố chỉ 12g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với nước.
  • Đun sôi nồi thuốc, sau đó hạ lửa nhỏ.
  • Dùng rây hoặc khăn sạch để lọc lấy nước thuốc, bỏ bã.

Cách dùng:

  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống mỗi ngày, sẽ giúp bổ thận, ích tinh, điều trị huyết trắng, khí hư, di tinh, đau lưng, thận yếu ở nam và nữ giới.

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa thận yếu, thận hư

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa thận yếu, thận hư

Bài thuốc chữa mỡ máu, huyết áp cao

Nguyên liệu:

  • Hà thủ ô đỏ 12g.
  • Sinh địa 12g.
  • Huyền sâm 12g.
  • Bạch thược 12g.
  • Hạn liên thảo 12g.
  • Sa uyển 12g.
  • Tật lê 12g.
  • Hy thiêm thảo 12g.
  • Tang ký sinh 12g.
  • Ngưu tất 12g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với nước.
  • Đun sôi nồi thuốc, sau đó hạ lửa nhỏ.
  • Dùng rây hoặc khăn sạch để lọc lấy nước thuốc, bỏ bã.

Cách dùng:

  • Uống nước thuốc mỗi ngày, sẽ giúp làm giảm mỡ máu, ngăn ngừa cao huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu,…

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa mỡ máu

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa mỡ máu

Bài thuốc chữa sốt rét, sốt cao lâu ngày

Nguyên liệu:

  • Hà thủ ô 60g.
  • Sài hồ 12g.
  • Đậu đen 12g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với nước.
  • Đun sôi nồi thuốc, sau đó hạ lửa nhỏ.
  • Dùng rây hoặc khăn sạch để lọc lấy nước thuốc, bỏ bã.

Cách dùng:

  • Uống nước thuốc mỗi ngày, sẽ giúp hạ sốt, điều trị sốt rét.

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa sốt cao lâu ngày

Bài thuốc hà thủ ô đỏ chữa sốt cao lâu ngày

5Các tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Cách chế biến hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ từ lâu đã được mệnh danh là “thần dược trường sinh” trong Đông y bởi những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp. Để sử dụng vị thuốc quý này một cách hiệu quả nhất, cần chế biến theo 2 cách là sấy khô và ngâm rượu.

Cách sấy khô bao gồm các bước:

  • Rửa sạch hà thủ ô đỏ, cạo bỏ vỏ ngoài và cắt thành từng lát mỏng.
  • Phơi hà thủ ô dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi khô giòn hoặc sấy ở nhiệt độ cao.

Ngâm rượu theo các bước sau:

  • Rửa sạch hà thủ ô đỏ, cạo bỏ vỏ (nếu sử dụng hà thủ ô tươi) và để ráo nước.
  • Cho hà thủ ô vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng hoặc rượu gạo ngập mặt hà thủ ô.
  • Đậy kín bình và ủ trong vòng 15 – 30 ngày.

Liều lượng sử dụng hà thủ ô đỏ

Liều dùng hà thủ ô đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm:

  • Mục đích sử dụng: Liều dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch sẽ khác với liều dùng để điều trị các bệnh lý cụ thể như thiếu máu, suy gan, táo bón,…
  • Cách chế biến: Liều dùng hà thủ ô đỏ dạng sấy khô sẽ khác với liều dùng dạng rượu ngâm.
  • Tình trạng sức khỏe: Người có bệnh lý nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Hà thủ ô đỏ và có thể được điều chỉnh liều dùng phù hợp.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng hà thủ ô đỏ, để được tư vấn liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Liều dùng hà thủ ô đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Liều dùng hà thủ ô đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

6Tác hại của hà thủ ô nếu lạm dụng sai cách

Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy

Do chứa các chất anthraquinone, hà thủ ô đỏ có thể kích thích ruột, làm tăng hoạt động của cơ trơn ruột. Khi sử dụng quá liều, các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy có thể xảy ra.

Ngoài ra, hà thủ ô đỏ có thể làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng và thuốc khác. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng và làm giảm hiệu quả điều trị của các thuốc khác.

Khi sử dụng hà thủ ô quá liều, các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu có thể xảy ra

Khi sử dụng hà thủ ô quá liều, các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu có thể xảy ra

Rối loạn mức độ điện giải, khiến tê bì chân tay

Hà thủ ô đỏ có nguy cơ gây nên tình trạng tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải nguy hiểm. Khi cơ thể mất đi lượng nước và các ion thiết yếu như natri, kali, canxi, hệ thống hoạt động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến một loạt các triệu chứng như khát nước, suy nhược, tê bì chân tay, co giật cơ.

Nếu không được bổ sung kịp thời, sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như suy tim, suy thận, suy hô hấp,…

Hà thủ ô đỏ có nguy cơ gây nên tình trạng rối loạn điện giải

Hà thủ ô đỏ có nguy cơ gây nên tình trạng rối loạn điện giải

Ngộ độc cho gan, thậm chí là ung thư gan

Các chất anthraquinone và emodin có tác dụng kích thích gan, sử dụng quá liều hoặc kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc gan như vàng da, vàng mắt, đau bụng phải, buồn nôn, nôn mửa. Ngoài ra, hà thủ ô đỏ có khả năng gây ra các biến đổi gen trong tế bào gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Hà thủ ô đỏ làm tăng nguy cơ ung thư gan

Hà thủ ô đỏ làm tăng nguy cơ ung thư gan

7Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng hà thủ ô đỏ, cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng:

  • Liều lượng và thời gian sử dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mục đích của người dùng.
  • Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi bị viêm ruột hoặc tiêu chảy cấp, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm và mất nước.
  • Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi bị bệnh gan nặng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan, vì nó có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc gan và biến chứng.
  • Không sử dụng hà thủ ô đỏ khi đang mang thai hoặc cho con bú, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sữa mẹ.
  • Khi sử dụng hà thủ ô đỏ cần uống nhiều nước và bổ sung các ion điện giải như natri, kali để duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.
  • Nếu sử dụng hà thủ ô đỏ trong thời gian dài, phải kiểm tra định kỳ các chỉ số của gan, ruột và điện giải để phát hiện sớm các biến đổi bất thường. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nên ngừng sử dụng hà thủ ô đỏ và đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hà thủ ô đỏ

Phụ nữ mang thai không nên sử dụng hà thủ ô đỏ

11 tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng Cà gai leo

Cà gai leo có tác dụng gì? 11 tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụngi

Cà gai là loại dược liệu quý trong Y học cổ truyền và được phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu cà gai leo có tác dụng gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về cây cà gai leo

Cà gai leo hay Cà gai dây có tên khoa học là là Solanum procumbens thuộc họ Solanaceae. Loài cây này được trồng rộng rãi ở Việt Nam và các nước lân cận: Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Cà gai leo thuộc loại cây nhỡ, thân leo có chiều dài từ 60 – 100 cm. Lá có màu xanh, mọc so le, mặt dưới lá có lông mềm màu trắng, mặt trên lá có gai. Cây ra hoa từ tháng 4 – tháng 9 và kết quả từ tháng 9 – tháng 12.

Cây cho quả mọng, bóng, màu đỏ, hình cầu có đường kính từ 7 – 9 mm. Hạt màu vàng nhạt hình đĩa, kích thước 3 x 2 mm.

Cà gai leo là cây thuốc nam có vị the nhẹ, tính ẩm có công dụng giải độc gan. Hiện nay trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo chứa các hoạt chất giúp bảo vệ và tăng cường chức năng gan rất tốt.

Cà gai leo là một loại thảo dược được trồng rộng rãi tại Việt Nam

Cà gai leo là một loại thảo dược được trồng rộng rãi tại Việt Nam

2. Tác dụng của cây cà gai leo đối với sức khoẻ

Cà gai leo được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam và thu hái quanh năm. Sau khi thu hoạch, sẽ được rửa sạch, thái lát rồi đem phơi khô làm thuốc. Cà gai leo khô có thể sắc nước uống hay nấu thành cao dạng nước,khô, mềm mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.

Cà gai leo là vị thuốc quý trong dân gian mang lại nhiều công dụng cho sức khoẻ

Cà gai leo là vị thuốc quý trong dân gian mang lại nhiều công dụng cho sức khoẻ

Chữa ho gà

Cà gai leo là loại dược liệu tự nhiên được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dân gian sử dụng nhiều trong điều trị bệnh ho gà nhờ alkaloid, tinh bột, flavonoid có công dụng kháng khuẩn, chống viêm.

Công dụng chữa ho gà của cà gai leo được biết đến rộng rãi trong dân gian

Công dụng chữa ho gà của cà gai leo được biết đến rộng rãi trong dân gian

Chữa hen suyễn

Trong dân gian, có rất nhiều loại thảo dược chữa các bệnh ho, hen suyễn, dị ứng. Trong đó, nổi bật là cây cà dây leo với công dụng tuyệt vời trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất của cà dây leo giúp ổn định tế bào mast – tế bào này có vai trò quan trọng trong sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở trong bệnh hen phế quản.

Cà dây leo giúp điều trị các bệnh lý hô hấp như hen phế quản

Cà dây leo giúp điều trị các bệnh lý hô hấp như hen phế quản

Hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút

Cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút, đặc biệt là viêm gan B, nhờ có hoạt chất glycoalcaloid giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện các triệu chứng bệnh.

Theo thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, sau khi sử dụng cà gai leo 2 tháng các triệu chứng bệnh như: chán ăn, vàng da, mệt mỏi và men gan được cải thiện đáng kể. Đặc biệt sau 3 tháng sử dụng, nồng độ vi rút trong máu của bệnh nhân giảm xuống rõ rệt.

Cà gai leo giúp tăng khả năng miễn dịch hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút

Cà gai leo giúp tăng khả năng miễn dịch hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút

Làm chậm sự tiến triển xơ gan

Cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan và giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm nhờ nhờ hoạt chất glycoalcaloid. Điều này đã được khẳng định qua hai công trình nghiên cứu khoa học 1978 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” và “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo”

Hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan

Hoạt chất glycoalcaloid có trong cà gai leo giúp làm chậm sự tiến triển của xơ gan

Giải độc gan, hạ men gan

Cà gai leo có khả năng hạn chế huỷ hoại tế bào gan và hạ men gan do chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan. Điều này được thể hiện rõ rệt trong việc bảo vệ gan khi nhiễm độc trinitrotoluen giúp hạn chế việc tăng trọng lượng gan và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan.

Cà gai leo chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan và hạ men gan

Cà gai leo chứa những hoạt chất có tác dụng tăng cường chức năng gan và hạ men gan

Chữa cảm cúm

Cà dây leo giúp điều trị cảm cúm, chống viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể dựa vào các hoạt chất chính flavonoid và alkaloid và khả năng kháng khuẩn hiệu quả.

Ngoài việc sử dụng cà gai leo, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm để mang lại hiệu quả ngay lập tức, giúp bạn nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để lựa chọn thuốc phù hợp.

Hoạt chất alkaloid có trong cà gai leo có công dụng kháng khuẩn giúp điều trị cảm cúm

Hoạt chất alkaloid có trong cà gai leo có công dụng kháng khuẩn giúp điều trị cảm cúm

Chống oxy hoá, ức chế sự phát triển ung thư

Dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa và giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Trong nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về Cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây Cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tương ứng là 47,5% và 38,1%.

Bên cạnh đó, dịch chiết Cà gai leo cũng đã được chứng minh có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư do vi rút như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung…. và ức chế gen gây ung thư do vi rút.

Cà gai leo có tác dụng chống oxy hoá và ức chế tế bào ung thư do vi rút gây ra

Cà gai leo có tác dụng chống oxy hoá và ức chế tế bào ung thư do vi rút gây ra

Chữa đau nhức xương khớp

Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm nên có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ chứa các hoạt chất thuộc nhóm alcaloid nên có độc tính nhẹ.

Ngoài ra, bạn có thể tăng cường sử dụng thêm các sản phẩm bổ trợ xương khớp để cải thiện và nâng cao sức khỏe xương khớp cũng như hạn chế các biến chứng không mong muốn.

Chữa phong thấp

Cà gai leo còn có tác dụng chữa phong thấp, sâu răng, đau nhức gân xương hiệu quả do chứa thành phần hóa học chính có alkaloid, tinh bột, flavonoid trong rễ và dây.

Thành phần trong cà gai leo giúp giảm đau, chữa phong thấp

Thành phần trong cà gai leo giúp giảm đau, chữa phong thấp

Chữa dị ứng

Các chiết xuất của cây cà gai leo giúp ức chế sự phân hủy tế bào mast, bảo vệ miễn dịch chống lại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đồng thời điều chỉnh giải phóng các interleukin đáp ứng với các tình trạng viêm nhiễm và miễn dịch.

Vì vậy, loại thảo dược này mang lại hiệu quả cao như một loại thuốc kiểm soát dị ứng và các viêm nhiễm khác.

Đặc tính của cà dây leo giúp điều trị các phản ứng dị ứng hiệu quả

Đặc tính của cà dây leo giúp điều trị các phản ứng dị ứng hiệu quả

Chữa rắn cắn

Khi bị rắn cắn, nếu không xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, bài thuốc trị rắn cắn từ cà gai leo đã được sử dụng rộng rãi trong dân gian, giúp giảm đau và đào thảo chất độc hiệu quả.

Cà gai leo là vị thuốc giúp giảm đau và thải độc hiệu quả

Cà gai leo là vị thuốc giúp giảm đau và thải độc hiệu quả

3Lưu ý khi sử dụng cà gai leo

Cà gai leo được đánh giá là vị thuốc có nhiều công dụng hữu ích và tương đối an toàn. Tuy nhiên việc sử dụng cà gai leo thời gian dài với liều lượng cao có thể gây ngộ độc. Bạn nên đến thăm khám và nhận lời tư vấn từ các lương y hay bác sĩ y học cổ truyền để dùng cà gai leo một cách hiệu quả nhất mà vẫn đảm sức khoẻ tốt.

Đối với người bình thường, liều lượng thích hợp từ 20 – 30g/ngày giúp bổ sung dinh dưỡng và bảo vệ chức năng gan.

Đối với người bệnh sử dụng cà gai leo để hỗ trợ điều trị thì liều lượng thích hợp là 100g/ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp đồng thời nhiều thuốc khác nhau để tăng hiệu quả điều trị nhưng phải thông qua hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn nên nhận lời tư vấn từ bác sĩ để sử dụng cà gai leo hiệu quả và an toàn nhất

Bạn nên nhận lời tư vấn từ bác sĩ để sử dụng cà gai leo hiệu quả và an toàn nhất

4Đối tượng không nên dùng cà gai leo

Cà gai leo không được khuyến khích sử dụng với một số đối tượng

Cà gai leo không được khuyến khích sử dụng với một số đối tượng

Phụ nữ đang mang thai

Trong quá trình mang thai quá trình phát triển của thai nhi rất quan trọng nên mẹ bầu không nên sử dụng thuốc. Do cà gai leo kìm hãm sự phát triển của bé, khi không thực sự cần thiết và phải có hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.

Người mắc bệnh thận

Cà gai leo có công dụng thải độc gan rất tốt nhưng điều này lại làm quá tải chức năng lọc máu của thận. Chính vì vậy, những người mắc bệnh về chức năng thận không nên sử dụng cà gai leo tránh những ảnh hưởng xấu đến thận và tình trạng bệnh.

Người theo phác đồ điều trị

Với những bệnh nhân đang điều trị theo phác đồ y tế (phác đồ điều trị lao, ung thư,…) không nên tùy tiện sử dụng cà gai leo bởi điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Cà gai leo chỉ là một loại dược liệu chứa nhiều hoạt chất khác nhau có thể gây tình trạng tương kỵ thuốc hay giảm các tác dụng của thuốc và chỉ có công dụng hỗ trợ điều trị không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị chuyên sâu.

Người mắc bệnh mạn tính

Những người mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, tim mạch,… cũng được khuyến nghị không nên sử dụng cà gai leo. Nếu muốn sử dụng người bệnh phải thăm hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và ngưng sử dụng ngay khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ hay tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.

5Một số bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo

Trong đông y, cà gai leo được ví như dược liệu quý với nhiều công dụng tiêu độc, tiêu đờm, trị rắn cắn, gan nhiễm mỡ,…là thành phần chính của các bài thuốc chữa bệnh:

Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư

  • Thành phần: 30g cà gai leo, 10g cây dừa cạn, 10g cây chó đẻ răng cưa.
  • Cách dùng: rang đều đến khi có mùi thơm nhẹ, sắc uống hàng ngày 1 thang.

Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

  • Thành phần: 10g cà gai leo, 10g dây gấm, 10g thổ phục linh, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt.
  • Cách dùng: rang đều đến khi có mùi thơm nhẹ, sắc uống hàng ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 ngày.

Chữa chứng ho gà, suyễn

  • Thành phần: 10g cà gai leo, 10g thiên môn, 10g mạch môn.
  • Cách dùng: Sắc uống hàng ngày, ngày 1 thang chia 3 lần sắc.

Chữa cảm cúm, dị ứng, ho gà, đau nhức xương khớp, rắn cắn

  • Thành phần: 16 – 20g rễ hoặc thân lá cà gai leo.
  • Cách dùng: sắc uống hàng ngày.

Giải rượu

  • Thành phần: 50g Cà gai leo khô.
  • Cách dùng: hãm với nước sôi, uống đến khi người say tỉnh rượu.

Chữa ho do viêm họng

  • Thành phần: 15g rễ hoặc thân và lá cà gai leo, 30g lá chanh.
  • Cách dùng: sắc uống làm 2 lần/ngày, dùng từ 5 – 7 ngày và uống khi còn ấm.

Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

  • Thành phần: 35g Rễ hoặc thân cà lá gai.
  • Cách dùng: Sắc cùng 1 lít nước, chia làm 3 lần mỗi lần 300ml.

6Một số câu hỏi liên quan đến cà gai leo

Uống cà gai leo có hại dạ dày không ?

Cà gai leo có tính ẩm, vị hơi cay và có mùi thơm nhưng không gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột. Bên cạnh đó, còn làm giảm triệu chứng khó chịu ở dạ dày nhờ tác động từ của các acid amin, hoạt chất chống oxy hoá có trong dược liệu này.

Người bị viêm loét dạ dày có thể uống cà gai leo bình thường, nên dùng sau ăn khoảng 20 phút là tốt nhất. Người nên chỉ nên sử dụng từ 20 – 30g mỗi ngày và nên thăm hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang điều trị theo phác đồ y tế hoặc mắc bệnh mạn tính.

Cà gai leo không gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột

Cà gai leo không gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột

Uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?

Cà gai leo không có công dụng làm hạ huyết áp nên người huyết áp cao hay huyết áp thấp đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên đối với người có huyết áp thấp không nên sử dụng khi đói vì có thể gây mệt mỏi, mất sức.

Người dùng chỉ nên sử dụng từ 20 – 30g mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất nếu uống từ 100g mỗi ngày cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ.

Sâm Ngọc Linh – Thảo mộc đắt nhất thế giới

Sâm ngọc linh có tác dụng gì? Cách sử dụng và lưu ý khi dùng

Sâm ngọc linh là một loại dược liệu quý, thường được dùng để bồi bổ sức khỏe và tăng cường miễn dịch. Vậy sâm ngọc linh có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

1. Sâm ngọc linh là gì?
2. Thành phần hóa học của sâm ngọc linh
3. Sâm ngọc linh có tác dụng gì?
  • Tăng cường sức khỏe và miễn dịch
  • Chống mệt mỏi
  • Chống oxy hóa
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý thần kinh
  • Phòng ngừa các bệnh tim mạch
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Bảo vệ chức năng thận

1. Sâm ngọc linh là gì?

Tên gọi khác: Sâm Việt Nam, sâm khu năm, sâm trúc, cây thuốc giấu, củ ngải rọm con.

Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha & Grushv

Họ: Nhân sâm (Araliaceae).

Mô tả đặc điểm thực vật của cây sâm ngọc linh

Cây thân thảo sống lâu năm, chiều cao đạt khoảng 1m. Thân rễ mập, đường kính trung bình 3,5cm, không có rễ phụ dày dự trữ. Một số cây phát triển củ ở phần cuối thân rễ, hình gần cầu với đường kính khoảng 5cm.

Thân cây nhẵn, cao từ 40-80cm, có dạng 3 mặt hơi tròn, kèm theo các rãnh dọc nhỏ. Lá mọc theo vòng, mỗi vòng thường có 4 lá (hiếm khi 3, 5 hoặc 6).

Lá kép chân vịt bao gồm 5 lá chét (đôi khi 6 hoặc 7), dài từ 7-12cm (có trường hợp đến 15cm). Lá chét trên cùng có hình trứng ngược hoặc mũi mác, kích thước 8-14cm dài và 3-5cm rộng. Đầu lá nhọn kéo dài 1,5-2cm, gốc lá dạng hình nêm. Mép lá có răng cưa nhỏ đều, với 8-11 cặp gân bên dọc theo gân chính. Mặt trên của lá chét có lông cứng dạng gai dài 3mm, mặt dưới ít lông hơn.

Cụm hoa dài khoảng 25cm, gấp 1,5-2 lần chiều dài cuống lá, thường mang một tán đơn độc ở đỉnh, đôi khi kèm thêm 1-4 tán phụ hoặc một hoa đơn lẻ. Tán hoa chính có đường kính 2,5cm, chứa từ 50-120 hoa nhỏ màu vàng lục nhạt, mỗi hoa nở có đường kính 3-4mm. Bầu nhụy thường có 1 ô và 1 vòi (chiếm 80%), đôi khi có 2 ô và 2 vòi (chiếm 20%).

Quả khi chín chuyển màu đỏ, thường có một chấm đen ở đỉnh. Quả chứa 1 hạt hình thận hoặc 2 hạt dạng hình cầu hơi dẹt, kích thước 7-10mm dài và 4-6mm rộng.

Phân bố

Sâm ngọc linh phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung Trung Bộ Việt Nam. Loài cây này thường sống ở các khu vực núi cao như núi ngọc linh thuộc huyện Đăk Tô, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ngoài ra, loại sâm này còn tập trung ở đỉnh Ngọc Am (Quảng Nam) và núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn.

Bộ phận dùng

Sâm ngọc linh đủ 3 năm tuổi trở lên sẽ được thu hoạch vào mùa đông. Thân rễ và củ sâm ngọc linh là bộ phận thường dùng để làm thuốc. Ngoài ra, rễ con và lá sâm cũng có thể được người dân tận dụng.

Sâm ngọc linh phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung Trung Bộ Việt Nam

Sâm ngọc linh phân bố chủ yếu ở khu vực miền Trung Trung Bộ Việt Nam

2. Thành phần hóa học của sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh, đặc biệt là saponin (cụ thể là ginsenosid). Hiện đã có hơn 30 ginsenosid khác nhau đã được xác định. Mỗi ginsenosid có cơ chế hoạt động riêng và thể hiện một tác dụng dược lý.

Sâm ngọc linh là một loài sâm quý vì có hàm lượng các hoạt chất vượt trội so với các loài sâm khác:

  • Hàm lượng saponin khung dammaran cao nhất (khoảng 12-15%), trong khi các loài sâm khác chỉ có khoảng 10%.
  • Hàm lượng saponin triterpen cao nhất trong các loài thuộc chi Sâm.
  • Chứa saponin khung ocotillol – một hợp chất hiếm gặp.[1]

Các thành phần hóa học khác có trong sâm ngọc linh:

  • Các acid béo.
  • Các nguyên tố vi lượng.
  • Các acid amin…

Saponin là hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh nhất trong sâm ngọc linh

Saponin là hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh nhất trong sâm ngọc linh

3. Sâm ngọc linh có tác dụng gì?

Sâm ngọc linh là một loại thảo dược quý có nhiều tác dụng sinh học nổi bật, đã được nghiên cứu và ứng dụng trong y học. Dưới đây là các tác dụng chính của sâm ngọc linh:

Tăng cường sức khỏe và miễn dịch

Sâm ngọc linh được sử dụng như một vị thuốc bổ giúp cải thiện thể chất, chống suy nhược và hồi phục sức khỏe. Các saponin triterpen khung dammaran của sâm ngọc linh có vai trò như chất chủ vận đối với các thụ thể của steroid, giúp điều hòa và ổn định môi trường nội sinh, tăng sức chịu đựng của cơ thể.[1]

Sâm ngọc linh có tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường miễn dịch

Sâm ngọc linh có tác dụng bồi bổ sức khỏe và tăng cường miễn dịch

Chống mệt mỏi

Trên mô hình chuột bơi kiệt sức, chiết xuất ethanol 45% từ lá sâm ngọc linh đã kéo dài thời gian bơi của chuột, đặc biệt hiệu quả khi sử dụng liều 50 mg/kg trong 7 ngày liên tiếp. So sánh với nhân sâm, sâm ngọc linh thể hiện rõ sự vượt trội trong việc phục hồi thể lực và chống nhược sức.[2]

Sâm ngọc linh có tác dụng tăng lực

Sâm ngọc linh có tác dụng tăng lực

Chống oxy hóa

Stress oxy hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý như thoái hóa thần kinh, tim mạch, tiểu đường và ung thư. Các saponin trong sâm ngọc linh có tác dụng chống oxy hóa mạnh, làm giảm sự hình thành MDA (sản phẩm oxy hóa lipid), giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Điều này chứng tỏ tiềm năng của sâm ngọc linh trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến stress oxy hóa.

Các saponin trong sâm ngọc linh có tác dụng chống oxy hóa mạnh

Các saponin trong sâm ngọc linh có tác dụng chống oxy hóa mạnh

Hỗ trợ điều trị bệnh lý thần kinh

Hoạt chất majonosid-R1 (MR1) và vina-ginsenosid-R2 (VR2) giúp giảm thời gian bất động trong thử nghiệm chuột treo đuôi, đồng thời tăng nồng độ glutathione (GSH) và giảm malonyl dialdehyd (MDA) trong não. Các nghiên cứu này đã cho thấy tác dụng tích cực của sâm ngọc linh trong việc chống stress, bảo vệ hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, chống trầm cảm và giảm lo âu.

Sâm ngọc linh có tác dụng chống stress, bảo vệ hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ

Sâm ngọc linh có tác dụng chống stress, bảo vệ hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Sâm ngọc linh có khả năng làm giãn mạch, hạ huyết áp và điều hòa chức năng nội mô mạch máu. Các cơ chế này có liên quan đến việc tăng tạo nitric oxide (NO), cải thiện rối loạn lipid máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên động vật còn chỉ ra rằng, ở liều 50 – 500mg/kg, sâm ngọc linh có hiệu quả trong việc điều chỉnh cholesterol và tăng lipoprotein HDL (HDL-C).

Dùng sâm ngọc linh giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Dùng sâm ngọc linh giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Ngăn ngừa ung thư

Các saponin có trong sâm ngọc linh, đặc biệt là majonosid-R2, đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng MR2 có thể ức chế sự phát triển của khối u. Cơ chế này liên quan đến việc kích thích quá trình apoptosis (chết tế bào theo chương trình) và ngăn chặn tổn thương do chất khơi mào ung thư.[2]

Hoạt chất có trong sâm ngọc linh có thể ức chế sự phát triển của khối u

Hoạt chất có trong sâm ngọc linh có thể ức chế sự phát triển của khối u

Bảo vệ chức năng thận

Stress oxy hóa và tổn thương thận do các yếu tố ngoại sinh có thể được cải thiện nhờ sâm ngọc linh. Các saponin có trong loại sâm này có tác dụng làm giảm mức độ tổn thương ở các mô thận, cải thiện chức năng bài tiết và tăng cường khả năng chống lại các yếu tố gây hại.

Các saponin có trong loại sâm này có tác dụng chống lại các yếu tố gây tổn thương thận

Các saponin có trong loại sâm này có tác dụng chống lại các yếu tố gây tổn thương thận

Bảo vệ chức năng gan

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sâm ngọc linh có khả năng giảm nồng độ malondialdehyde (MDA) trong gan, bảo vệ tế bào gan khỏi tổn thương do stress oxy hóa. Đồng thời, saponin trong sâm ngọc linh còn cải thiện các thông số sinh hóa liên quan đến chức năng gan, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.

Saponin trong sâm ngọc linh giúp cải thiện các thông số sinh hóa liên quan đến chức năng gan

Saponin trong sâm ngọc linh giúp cải thiện các thông số sinh hóa liên quan đến chức năng gan

Một số tác dụng khác

Sâm ngọc linh có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý và cải thiện sức khỏe tổng quát. Các bệnh nhân sử dụng sâm ngọc linh đều cảm thấy ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon, tăng cân, cải thiện thị lực và chức năng não bộ, tăng sức đề kháng.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thời Nhâm, sâm ngọc linh có những tác dụng nổi bật mà mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có như kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu (stress), chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

Sâm ngọc linh có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

Sâm ngọc linh có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý

4Liều dùng của sâm ngọc linh

Sâm ngọc linh được sử dụng linh hoạt, có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để tăng cường hiệu quả điều trị. Liều dùng được khuyến nghị là 2 – 6 g/ngày, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, tình trạng sức khỏe và sự chỉ định của chuyên gia y tế.

Liều dùng sâm ngọc linh được khuyến nghị là 2 - 6 g/ngày

Liều dùng sâm ngọc linh được khuyến nghị là 2 – 6 g/ngày

5. Lưu ý khi sử dụng sâm ngọc linh

Để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình sử dụng Sâm Ngọc Linh, người dùng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

  • Cảm quan về vị sâm khác biệt: Khi ngậm sâm Triều Tiên, bạn sẽ thấy vị ngọt đầu tiên, sau thấy đắng, rồi lại ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam, cam). Còn khi ngậm sâm Việt Nam, bạn sẽ chỉ thấy vị đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ). Do đó, mặc dù có hàm lượng hoạt chất cao hơn nhưng khi ngậm sâm Việt Nam, bạn sẽ không cảm thấy khoan khoái và hết mệt ngay lập tức như sâm Triều Tiên. Người dùng nên hiểu rõ điều này để tránh nhầm lẫn hay kỳ vọng.
  • Sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác: Sâm ngọc linh có tính đắng nên sẽ hạn chế phát huy một số tác dụng, do đó các nhà sản xuất đã phối hợp thêm các vị thuốc khác để tăng tác dụng dược lý.
  • Không sử dụng đơn độc: Sâm Triều Tiên được dùng đơn độc – không phối hợp. Trong khi đó, sâm Việt Nam thường được bào chế thành các dạng tiện dụng như viên, nước hoặc sirô để phù hợp hơn với người dùng và phát huy tối đa lợi ích sức khỏe.

Sâm ngọc linh thường được phối hợp với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả

Sâm ngọc linh thường được phối hợp với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả

6Cách sử dụng sâm ngọc linh hiệu quả

Sâm ngọc linh được chế biến theo nhiều phương pháp khác nhau để có thể phát huy tối đa tác dụng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là các cách sử dụng phổ biến:

Sâm ngọc linh ngâm mật ong

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ sâm ngọc linh và cắt thành lát mỏng.
  • Xếp các lát sâm vào bình thủy tinh hoặc bình sành.
  • Đổ mật ong nguyên chất vào bình (nên dùng mật ong rừng), đảm bảo mật ong ngập sâm.
  • Đậy kín nắp và để ngâm khoảng 1 tháng.

Cách sử dụng: Mỗi ngày ngậm 3 – 5 lát sâm để tăng cường sức khỏe.

Mỗi ngày, bạn có thể ngậm 3 - 5 lát sâm ngọc linh ngâm mật ong

Mỗi ngày, bạn có thể ngậm 3 – 5 lát sâm ngọc linh ngâm mật ong

Pha trà sâm ngọc linh

Cách thực hiện:

  • Thái sâm ngọc linh thành lát mỏng (1 – 2g mỗi lần dùng).
  • Cho vài lát sâm vào ấm, đổ nước sôi và hãm như pha trà.
  • Sau khoảng 5 phút, có thể sử dụng.

Cách dùng: Trà có thể pha lại nhiều lần cho đến khi vị nhạt dần. Phần bã sâm sau khi pha có thể ăn để tận dụng toàn bộ dưỡng chất.

Trà sâm ngọc linh có thể pha lại nhiều lần đến khi vị nhạt dần

Trà sâm ngọc linh có thể pha lại nhiều lần đến khi vị nhạt dần

Ngâm rượu sâm ngọc linh

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ sâm ngọc linh và để ráo nước.
  • Ngâm sâm vào rượu có nồng độ 50 – 70 độ trong bình thủy tinh.
  • Tỉ lệ ngâm: 100g sâm với 2 – 3 lít rượu.
  • Ngâm tối thiểu 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 50 – 100ml rượu sâm, vừa đủ để bồi bổ cơ thể.

Mỗi ngày uống 50 - 100ml rượu sâm ngọc linh giúp bồi bổ sức khỏe

Mỗi ngày uống 50 – 100ml rượu sâm ngọc linh giúp bồi bổ sức khỏe

Nấu cháo với sâm ngọc linh

Cách thực hiện:

  • Lấy 3g sâm ngọc linh thái lát, sắc lấy nước.
  • Dùng nước sắc sâm để nấu cháo.

Cách dùng: Ăn cháo sâm ngọc linh như một bữa ăn dinh dưỡng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe.

Ăn cháo sâm ngọc linh giúp phục hồi sức khỏe sau bệnh

Ăn cháo sâm ngọc linh giúp phục hồi sức khỏe sau bệnh

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các tác dụng của sâm ngọc linh. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết cách sử dụng các dược liệu tự nhiên để chăm sóc sức khỏe, bạn nhé!

Bất ngờ với 7 tác dụng cây đinh lăng mang lại cho sức khỏe

Bất ngờ với 7 tác dụng cây đinh lăng mang lại cho sức khỏe

Cây đinh lăng hiện nay được trồng nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam nhờ vào những công dụng tốt cho sức khỏe được ví như nhân sâm. Vậy, bạn đã biết những tác dụng cây đinh lăng mang lại cho sức khỏe chưa?

Tìm hiểu chung về cây đinh lăng

Đinh lăng có tên khoa học  Polyscias Fruticosa (L), họ ngũ gia bì (Araliaceae). Đây là một loài dược liệu được dùng phổ biến để làm rau gia vị và làm thuốc. Được ví như “nhân sâm của người nghèo” bởi tác dụng cây đinh lăng đem lại cho sức khỏe là rất lớn mà loài cây này lại dễ trồng, dễ tìm, dễ sử dụng.

Tác dụng cây đinh lăng nói chung

Theo nghiên cứu vào năm 2000-2007 của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương và công sự tại Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM, cây đinh lăng có tác dụng:

  • Tăng cường thể lực và giảm stress với khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi và giảm âu lo, tăng cường miễn dịch.
  • Giảm đau nhức xương khớp.
  • Kháng viêm, giảm sưng.
  • Hỗ trợ cải thiện hoạt động tiểu tiện.
  • Bảo vệ gan.
  • Kháng histamin và điều trị hen suyễn với dịch chiết cồn từ cây đinh lăng.
  • Tăng cường trí nhớ và tăng tuổi thọ (được thực nghiệm trên chuột già).

Theo y học cổ truyền, tác dụng cây đinh lăng gồm có:

  • Lá chữa cảm sốt, sưng tấy và mụn nhọt.
  • Rễ dùng làm thuốc bổ, lợi tiểu.
  • Thân và cành cây đinh lăng chữa tê thấp, đau nhức lưng.

Tác dụng của cây đinh lăng dùng trong các bài thuốc chữa bệnh 

Nhờ vào các tác dụng kể trên mà cây đinh lăng thường được dùng nấu nước uống để chữa bệnh. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh từ nước lá cây đinh lăng.

1. Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa các bệnh về đường tiêu hóa

Khi bị các triệu chứng bệnh đường tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi,… bạn có thể lấy lá đinh lăng nấu nước uống để chữa trị. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị lá đinh lăng tươi và rửa sạch.
  • Sau đó cho vào nồi và nấu sôi lên cùng với nước.
  • Khi thấy nước đã sôi kỹ thì chắt lấy nước uống trong ngày.

2. Tác dụng của lá đinh lăng: Hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở thận

Cây đinh lăng thường được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở thận, nhất là sỏi thận nhờ vào tác dụng lợi tiểu. Đơn giản bạn chỉ cần lấy lá đinh lăng ép lấy nước uống và duy trì uống hằng ngày để đạt được hiệu quả chữa trị như mong đợi.

3. Cây đinh lăng có tác dụng gì đối với da liễu

Lá đinh lăng không chỉ dùng nấu nước để uống mà dùng dược liệu này đắp ngoài cũng mang lại hiệu quả điều trị mụn và các tổn thương ngoài da tốt.

Để điều trị mụn bằng lá đinh lăng, bạn có thể tham khảo cách thực hiện như sau:

  • Lấy lá đinh lăng tươi đi rửa sạch, cho thêm ít hạt muối vào và giã nhuyễn.
  • Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da đang có mụn, chờ cho đến khi chúng khô lại thì bỏ đi và rửa sạch lại với nước.
  • Thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi ngủ và nên duy trì khoảng 2 tuần để quan sát được hiệu quả giảm mụn và mịn da từ phương pháp này.
Trường hợp bị thương và chảy máu, bạn cũng có thể giã một nắm lá đinh lăng tươi và đắp lên vết thương. Lá đinh lăng có tác dụng cầm máu và giúp vết thương mau lành hơn. Lưu ý: khi dùng lá đinh lăng đắp ngoài da luôn phải rửa sạch lá trước khi sử dụng, để tránh gây nhiễm trùng.

4. Tác dụng cây đinh lăng chữa đau lưng

Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể sử dụng để chữa chứng đau lưng. Với lá đinh lăng, bạn đem đi rửa sạch, giã nhuyễn và đắp vào vùng lưng bị đau 2 lần một ngày, cơn đau sẽ cải thiện đáng kể. Ngoài ra, để chữa chứng đau nhức lưng, thân và cành cây đinh lăng cũng được dùng để nấu nước uống theo cách làm như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20-30g thân và cành cây đinh lăng, đem chúng đi rửa sạch rồi cắt thành từng khúc ngắn.
  • Sau đó cho vào nồi cùng với nước và đun sôi để uống hằng ngày.
  • Uống liên tục khoảng 10-15 ngày sẽ thấy đau lưng được cải thiện bớt.

5. Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa và phòng ngừa dị ứng

Những người có cơ địa dị ứng hoặc có dấu hiệu dị ứng thì có thể uống nước lá đinh lăng để ngăn ngừa tình trạng này. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 150g – 200g lá đinh lăng tươi, đem rửa sạch.
  • Đun sôi khoảng 200ml rồi cho lá đinh lăng vào, đậy nắp kín. Mở nắp và dùng đũa đảo đều mỗi vài phút một lần.
  • Khoảng 5-7 phút ngâm, chắt lấy nước uống.

Bạn có thể giữ lại bả lá sau lần uống đầu, cho thêm khoảng 200ml nước vào đun sôi lên lại là dùng được.

6. Đinh lăng có tác dụng gì? Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh

Tác dụng cây đinh lăng với phụ nữ sau sinh thường chủ yếu để bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho các mẹ sau khi “vượt cạn”. Vì thế, có thể dùng lá nấu nước uống hoặc nấu canh đinh lăng với thịt, cá để tẩm bổ. Lưu ý: khi nấu canh với lá đinh lăng không nên nấu chín kỹ sẽ khiến mất nhiều dưỡng chất và nên ăn canh lá đinh lăng khi còn nóng.

7. Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa tắc tia sữa sau sinh 

Bên cạnh tác dụng bồi bổ sau sinh, cây đinh lăng còn được dùng như bài thuốc chữa tắc tia sữa sau sinh cho sản phụ bị tắc tia sữa hoặc ít sữa. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 400g lá đinh lăng, rửa sạch.
  • Sắc với 300ml nước ở lửa nhỏ, đun đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp, lấy nước uống khi còn ấm.

Lưu ý

Nước nấu lá đinh lăng chỉ nên cho sản phụ uống khi còn ấm nên nếu nguội thì có thể đun lại để uống, không uống khi nước nguội lạnh hay để qua đêm.

8. Lá đinh lăng có tác dụng gì? Chữa mất ngủ

Chuẩn bị lá đinh lăng 24g; lá vông và tang diệp mỗi vị 20g; tâm sen 12g; liên nhục 16g. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun sôi với khoảng 400ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi sắc lại còn 150ml thì tắt bếp và chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.

Ngoài bài thuốc này, bạn cũng có thể lấy lá đinh lăng khô rang vàng hạ thổ rồi đem làm gối. Cách này sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, giấc ngủ sâu hơn và sảng khoái tinh thần sau khi ngủ dậy.

Một số lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh 

Thân cây đinh lăng nấu nước uống được không? Như chúng ta biết, rễ và lá đinh lăng được sử dụng nhiều trong hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng phần thân cây cũng có thể dùng làm thuốc. Thân cây đinh lăng mặc dù có lượng dược chất ít hơn nhưng vẫn có nhiều công dụng đối với sức khỏe khi kết hợp với các dược liệu khác như cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây…

Cách làm: dùng 20 – 30g thân cây đinh lăng đem đi sắc lấy nước uống hàng ngày.

Mặc dù không thể phủ nhận những tác dụng cây đinh lăng đem lại cho sức khỏe là rất tốt nhưng trước khi sử dụng loại dược liệu này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng và cách sử dụng đúng cách.

Lưu ý

Bởi dù các bài thuốc từ đinh lăng đều an toàn và dễ thực hiện nhưng nếu sử dụng liều quá cao, thành phần saponin trong dược liệu này có thể gây chóng mặt, hoa mắt và mệt mỏi,…Đặc biệt không sử dụng cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ bị sảy thai.

Tự ý sử dụng thuốc gây nguy hiểm như thế nào đến thận?

Tự ý sử dụng thuốc gây nguy hiểm như thế nào đến thận?

Bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ, cũng cần sử dụng đúng chỉ định và liều lượng. Tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ có gây tổn thương thận và nhiều hệ quả khó lường khác…

1. Rủi ro khi tự ý sử dụng thuốc tại nhà‏

‏PGS.TS. Trần Thị Thu Vân, Phó Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, hiện nay nhiều người dân có xu hướng tự ý sử dụng thuốc tại nhà để chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thói quen này dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, đặc biệt là chức năng thận.‏

‏Thận là cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng lọc và đào thải chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi đưa thuốc vào cơ thể, dù sử dụng theo đường uống, tiêm, bôi ngoài da, đều được hấp thu, phân bổ, chuyển hóa và thải trừ qua thận. Vì vậy, tự ý sử dụng thuốc tại nhà không đúng chỉ định – đặc biệt là một số thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến thận và thuốc do thải trừ kém gây lắng đọng – sẽ tác động tiêu cực đến chức năng hoạt động của thận.‏

‏Theo ước tính, khoảng 20% trường hợp suy thận cấp, có nguyên nhân liên quan tới thuốc với các biểu hiện như mệt mỏi, lú lẫn, khó thở, sưng phù ở chân/bàn chân do giữ nước, tiểu ít… ‏

‏Ngoài những hậu quả trên thận, việc tự ý điều trị tại nhà còn tiềm ẩn nguy cơ tự chẩn đoán sai tình trạng bệnh, dẫn tới bệnh càng trở nặng. Bên cạnh đó, cả thuốc tây y và đông y đều có khả năng gây tác dụng không mong muốn hoặc tương tác thuốc bất lợi mà người bệnh không thể lường trước.

2. Các loại thuốc có thể gây tổn thương thận nếu lạm dụng‏

2.1. Thuốc giảm đau

‏Thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ‏‏ibuprofen, hoặc naproxen… là những thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau, ‏‏chống viêm hoặc hạ sốt mà không cần phải có đơn kê của bác sĩ. Nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây suy thận cấp, thường gặp ở người bệnh đau đầu kéo dài và sử dụng thuốc không theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.‏

‏‏Một số thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như meloxicam, diclofenac… có tác dụng không mong muốn là làm giảm lưu lượng máu đến thận, do đó sẽ làm giảm chức năng lọc của thận.‏

2.2. Thuốc kháng sinh

‏Kháng sinh cũng là một nhóm thuốc được sử dụng khá bừa bãi tại nước ta hiện nay. Thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận nếu dùng không đúng chỉ định.

Theo đó, một số nhóm kháng sinh có khả năng gây tổn thương thận bao gồm:‏

  • ‏Nhóm cephalosporin thế hệ I (cephalexin, cefalotin…)‏
  • ‏Nhóm aminoglycosid (neomycin, gentamycin, amikacin, tobramycin, streptomycin…)‏
  • ‏Nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin…)‏

‏Ngoài một số thuốc kháng sinh chống vi khuẩn, kháng sinh chống nấm loại amphotericin B cũng có thể gây độc cho thận.

2.3. Thuốc lợi tiểu

‏Thuốc lợi tiểu (như thiazid, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, spironolacton…) thường được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp, bệnh suy tim hoặc điều trị tình trạng sưng phù. ‏

‏Thuốc gây tác dụng tăng quá trình lọc để bài tiết nước tiểu nhiều hơn, giúp thải bớt lượng dịch dư thừa bên trong cơ thể. Tuy nhiên tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến chức năng thận. ‏

2.4. Một số loại thuốc khác

‏Ngoài các nhóm thuốc phổ biến nêu trên, một số thuốc điều trị và ngăn ngừa bệnh gout (như allopurinol), thuốc sulfamid hạ đường huyết dùng trong điều trị đái tháo đường, thuốc hạ huyết áp nhóm ức chế men chuyển (như captopril, enalapril, lisinopril, perindopril…), thuốc kháng acid dạ dày (như cimetidin) hoặc thuốc chữa động kinh (như phenobarbital), thuốc điều trị cholesterol máu (như clofibrate) cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận.‏

‏3. Phòng tránh tác hại của thuốc đối với thận như thế nào?‏

‏Để phòng tránh tác hại của thuốc đối với thận, điều quan trọng nhất là người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt đối với người đã và đang mắc bệnh lý về thận. ‏

‏Trẻ nhỏ và người cao tuổi cũng là những đối tượng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc. Trên thực tế, nhiều người lớn tuổi thường mắc các bệnh nền, mọi chức năng của cơ thể đều suy giảm, trong đó có chức năng lọc của thận. ‏

‏Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự động thay đổi thuốc cũng như liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý kéo dài thời gian sử dụng thuốc vì có thể gây phản tác dụng. ‏

‏Người bệnh cũng cần lưu ý không chia sẻ đơn thuốc của mình với người thân, bạn bè có cùng các triệu chứng bởi sức khỏe và cơ địa của mỗi người đều không giống nhau.‏

‏‏Nên uống đủ lượng nước hàng ngày, nhất là khi đang dùng thuốc để tăng cường sức lọc của thận. Không uống thuốc với rượu, vì có thể dẫn đến mất nước, tăng huyết áp và bệnh gan, tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận.

Kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y

Kỹ thuật sắc thuốc trong Đông y

SKĐS – Sắc thuốc là một việc quan trọng, không thể xem nhẹ vì cách sắc và uống thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tác dụng điều trị.

Thuốc kê đơn là gì? Danh mục, ý nghĩa và lưu ý về thuốc mua theo đơn

Thuốc kê đơn là gì? Danh mục, ý nghĩa và lưu ý về thuốc mua theo đơn

Đúng như tên gọi của mình, thuốc kê đơn chỉ được bán và cung cấp cho người bệnh khi có đơn thuốc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn khái niệm, danh mục, ý nghĩa và lưu ý về loại thuốc này. Hãy cùng Cao đẳng Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đến với những nội dung đó ngay bây giờ.

Mục lục

1. Thuốc kê đơn là gì? 

Theo Luật Dược 2016, thuốc kê đơn là các loại thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc. Chúng ta còn có một số tên gọi khác để chỉ loại thuốc này là thuốc ETC hay Ethical drugs, Prescription Drugs. Dưới đây là 4 nhóm thuốc chính thuộc loại này mà bạn đọc có thể tham khảo.

  • Nhóm A: Thuốc gây nghiện.
  • Nhóm B: Thuốc nguy hiểm.
  • Nhóm C: Thuốc có tác dụng cao.
  • Nhóm D: Thuốc có tác dụng nguy hiểm.
Thuốc ETC khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc
Thuốc ETC khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc

2. Một số đặc điểm của thuốc kê đơn

Xin mời theo dõi một số đặc điểm do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp.

  • Thuốc có liều lượng dược chất, hoạt chất,… cao.
  • Có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng.
  • Mỗi loại thuốc có những quy định riêng về thời hạn kê đơn, số lượng, cách bảo quản, kiểm soát thuốc,…
  • Không được tiến hành quảng cáo dưới mọi hình thức.
  • Chỉ có bác sĩ, người có trình độ Y học,… là được phép kê đơn thuốc.
  • Thường có ký hiệu Rx ở đầu trên hộp thuốc (Recipe).
  • Là tất cả các sản phẩm thuốc không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn.
  • Thường được phân phối chủ yếu tại bệnh viện.
Loại thuốc này có liều lượng dược chất, hoạt chất,... cao
Loại thuốc này có liều lượng dược chất, hoạt chất,… cao

3. Danh mục thuốc kê đơn được quy định

Dưới đây là danh mục thuốc được tham khảo và trích dẫn từ Công văn số 1517/BYT-KCB của Bộ Y tế.

  • Thuốc gây nghiện.
  • Thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.
  • Thuốc gây mê.
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid trừ acetylsalicylic acid (Aspirin) và paracetamol.
  • Thuốc điều trị bệnh Gút.
  • Thuốc cấp cứu và chống độc.
  • Thuốc điều trị giun chỉ, sán lá.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc điều trị virút.
  • Thuốc điều trị nấm.
  • Thuốc điều trị lao.
  • Thuốc điều trị sốt rét.
  • Thuốc điều trị đau nửa đầu (Migraine).
  • Thuốc điều trị ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch.
  • Thuốc điều trị parkinson.
  • Thuốc tác động lên quá trình đông máu.
  • Máu, chế phẩm máu, dung dịch cao phân tử.
  • Nhóm thuốc tim mạch: thuốc điều trị bệnh mạch vành, thuốc chống loạn nhịp, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị suy tim, thuốc chống huyết khối, thuốc hạ lipid máu.
  • Thuốc kê đơn dùng cho chẩn đoán.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc chống loét dạ dày: thuốc kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton.
  • Hoc môn (corticoid, insulin và nhóm hạ đường huyết, …) và nội tiết tố (trừ, thuốc tránh thai).
  • Huyết thanh và globulin miễn dịch.
  • Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ.
  • Thuốc làm co, dãn đồng tử và giảm nhãn áp.
  • Thuốc thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non.
  • Thuốc điều trị hen.
  • Sinh phẩm dùng chữa bệnh (trừ men tiêu hoá).
  • Thuốc điều trị rối loạn cương.
  • Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Khách hàng có thể tham khảo danh sách thuốc tại Công văn số 1517/BYT-KCB
Khách hàng có thể tham khảo danh sách thuốc tại Công văn số 1517/BYT-KCB

4. Tại sao cần tuân thủ chỉ định khi sử dụng thuốc kê đơn?

Việc kê đơn, bán hay sử dụng thuốc ETC phải theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Tầm quan trọng của điều này thể hiện qua một số phương diện sau.

  • Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu đến tính mạng người bệnh nếu không dùng đúng cách.
  • Nếu có bất cứ vấn đề về sức khỏe người bệnh, trách nhiệm sẽ được uy kết cho cá nhân có liên quan.
  • Bộ Y tế đã đưa ra những quy định cụ thể về loại thuốc này và cần được tuân thủ tuyệt đối.
  • Thuốc kê đơn thường dùng cho các bệnh nhân hay trường hợp tương đối đặc biệt.
  • Đảm bảo hoạt động sử dụng thuốc và khám chữa bệnh cho người bệnh.
  • Nền tảng cơ sở cho hoạt động khám chữa bệnh và sự phát triển của ngành Y tế, Dược phẩm.
Thuốc kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu
Thuốc kê đơn có thể gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu

5. Một số lưu ý khi thực hiện kê, bán và mua thuốc theo đơn

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện kê, bán và mua thuốc kê đơn.

  • Người kê đơn phải ghi chép thông tin ra sổ khám bệnh hoặc đẩy dữ liệu lên phần mềm quản lý.
  • Xác định loại thuốc, liều lượng, các bảo quản,… đều cần được đảm bảo chính xác.
  • Tuân thủ các quy chế, quy định,… về kê đơn hay kinh doanh thuốc.
  • Thông tin về người bệnh cần được ghi chép rõ ràng như địa chỉ thường trú, tình trạng bệnh, tuổi tác,…
  • Bác sĩ cần cập nhật thông tin liên tục về danh mục các loại thuốc.
  • Cả Dược sĩ và bác sĩ kê đơn cần kiểm tra kỹ đơn, xác minh rồi mới cung cấp và hướng dẫn bệnh nhân sử dụng.
  • Bệnh nhân cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh cho bác sĩ cũng như tham khảo ý kiến khi dùng chung thuốc, lưu ý ăn uống,…
  • Người dùng thuốc phải tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
  • Theo dõi tình trạng người bệnh xuyên suốt quá trình.
Bác sĩ kê đơn cần cập nhật thông tin liên tục về danh mục các loại thuốc
Bác sĩ kê đơn cần cập nhật thông tin liên tục về danh mục các loại thuốc

Trên đây là những kiến thức bạn đọc cần biết xoay quanh nội dung thuốc kê đơn. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả. Theo dõi các bài viết mới từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược

5 thực phẩm giúp giảm cholesterol

5 thực phẩm giúp giảm cholesterol

GD&TĐ – Một số thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol bao gồm: các loại đậu, quả hạch, quả bơ và cá béo,…

Một đánh giá năm 2019 cho thấy, ăn các loại đậu giúp giảm mức cholesterol.
Một đánh giá năm 2019 cho thấy, ăn các loại đậu giúp giảm mức cholesterol.

1. Cây họ đậu

Các loại đậu là một nhóm thực phẩm thực vật bao gồm đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng.

Một nghiên cứu năm 2021 đã so sánh tác động của việc ăn đậu hoặc gạo trắng đối với mức cholesterol. Sau 29 ngày, các nhà nghiên cứu phát hiện, nhóm tiêu thụ 1 cốc đậu mỗi ngày có mức cholesterol thấp hơn đáng kể so với ngày đầu tiên.

Tương tự, một đánh giá năm 2019 cũng cho thấy, ăn các loại đậu giúp giảm mức cholesterol.

Các loại đậu cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số tình trạng nhất định, như: béo phì, bệnh tiểu đường, huyết áp cao.

2. Quả bơ

cholesterol1.jpeg

Bơ là nguồn giàu chất béo không bão hòa đơn và chất xơ. Đây là hai chất dinh dưỡng giúp giảm cholesterol.

Một nghiên cứu năm 2015 ở 45 người trưởng thành mắc bệnh béo phì đã đo lường tác động của bơ đối với cholesterol. Các nhà nghiên cứu phát hiện, những người ăn một quả bơ hằng ngày đã giảm mức cholesterol nhiều hơn người khác.

Tương tự, một đánh giá năm 2016 dựa trên 10 nghiên cứu đã xác định, việc thay thế bơ bằng các chất béo khác có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và chất béo trung tính.

3. Quả hạch

Nhóm tác giả của một bài đánh giá năm 2023 nhận thấy, các loại hạt giúp giảm mức cholesterol, chất béo trung tính. Đặc biệt, các loại hạt sau đây có rất nhiều công dụng: Quả óc chó; quả hạnh; hạt điều; đậu phộng; hạt hồ trăn.

Một nghiên cứu cho thấy, ăn một khẩu phần hạt hằng ngày có liên quan đến việc giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các tác giả lưu ý, quả óc chó cũng là một nguồn axit béo omega-3 phong phú. Đây là một loại chất béo không bão hòa có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm mức cholesterol và giảm viêm.

Tương tự, hạnh nhân là nguồn cung cấp phytosterol tự nhiên, có thể giúp giảm cholesterol.

4. Cá béo

cholesterol3.jpeg

Các loại cá béo như cá hồi và cá thu là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tuyệt vời.

Một đánh giá năm 2022 cho thấy, những thứ này có thể làm giảm cholesterol. Điều đó có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số tình trạng như: bệnh tim mạch; tăng huyết áp; rối loạn nhịp tim.

5. Ngũ cốc nguyên hạt

Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn ngũ cốc nguyên hạt và nguy cơ mắc bệnh tim giảm.

Trong đó, yến mạch giúp giảm cholesterol vì chúng có chứa beta-glucan. Đây là một loại chất xơ hòa tan có ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật đường ruột và giúp bài tiết cholesterol. Lúa mạch cũng rất giàu beta-glucans và có thể giúp giảm cholesterol.

                                                                                                                                                  Theo Healthline
HotlineFacebookZalo