Cây nhân trần có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng

Diệp hạ châu là gì? Tác dụng, cách sử dụng lưu ý khi dùng

Nếu bạn là một tín đồ của thuốc đông y thì chắc hẳn đã không còn xa lạ với cái tên “diệp hạ châu” nữa. Diệp hạ châu là một loại thực vật có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Ngay sau đây bài viết sẽ cùng với bạn đọc điểm qua các tác dụng ấy là gì nhé.

1Diệp hạ châu là gì?

Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria, thuộc chi Phyllanthus (L.), họ Phyllanthaceae (họ Diệp hạ châu). Diệp hạ châu là loài thảo mộc được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc và các đảo Ấn Độ Dương.

Diệp hạ châu còn được gọi với một số tên gọi khác như cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng hay cây cau trời. Toàn bộ thân cây đều được sử dụng như một phương thuốc chữa các bệnh vàng da hay các bệnh về gan.

Diệp hạ châu là loại thảo mộc được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới

Diệp hạ châu là loại thảo mộc được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới

2Tác dụng của diệp hạ châu đối với sức khoẻ

Theo Đông y, diệp hạ châu có vị ngọt đắng, tính mát, quy kinh can và phế, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, giảm viêm, tán ứ, lưu thông huyết mạch và lợi tiểu. Dưới đây sẽ là một số tác dụng cụ thể của diệp hạ châu đối với sức khoẻ mà bạn đọc nên biết.

Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu trên chuột cống vào năm 2010 của trường Đại học Nigeria, Tây Phi, cho thấy diệp hạ châu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng dịch chiết hoạt chất từ phần thân trên của cây có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và ngăn ngừa sự tăng đột biến của đường huyết.[1]

Một nghiên cứu khác vào năm 2012 trên chuột nhắt đã đưa ra bằng chứng thể hiện hoạt tính chống đái tháo đường mạnh mẽ của dịch chiết xuất trong ethanol của lá cây diệp hạ châu.[2]

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy được diệp hạ châu rất có ích trong việc duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Cao nước Diệp hạ châu có tác dụng hạ đường máu

Cao nước Diệp hạ châu có tác dụng hạ đường máu

Ngăn ngừa lở loét, chữa các bệnh dạ dày

Một nghiên cứu vào năm 2017 trên chuột cống đã chỉ ra khả năng làm giảm vết loét dạ dày của dịch chiết diệp hạ châu thông qua cơ chế làm giảm tiết acid dạ dày.

Đồng thời, với tác dụng chống viêm mạnh mẽ của diệp hạ châu cũng sẽ góp phần cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.[3]

Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu xác định trên người để khẳng định hiệu quả điều trị loét dạ dày của diệp hạ châu.

Diệp hạ châu ngăn giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

Diệp hạ châu ngăn giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

Điều trị đường tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng

Diệp hạ châu có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, kích thích trung tiện. Người Haiti và người Java thường dùng diệp hạ châu để trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Người Ấn Độ dùng để trị các bệnh viêm gan, vàng da, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng hay thương hàn.

Diệp hạ châu kích thích ăn ngon miệng

Diệp hạ châu kích thích ăn ngon miệng

Chống oxy hoá và bảo vệ gan

Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy diệp hạ châu có khả năng bảo vệ và điều trị các bệnh về gan.

Trong một nghiên cứu năm 2009, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu trong ethanol được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan khỏi độc tính của hoạt chất giảm đau acetaminophen. [4]

Một nghiên cứu khác đã chỉ ra Phyllanthin, một hoạt chất trong cây diệp hạ châu, thông qua khả năng chống oxy hoá và tổng hợp glutathion đã giúp bảo vệ gan tránh tác dụng oxy hoá của ethanol. [5]

Vào năm 2007, một nghiên cứu trên chuột cũng đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hoá và bảo vệ gan của dịch chiết từ cây diệp hạ châu.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng chống oxy hoá mạnh mẽ, làm giảm số lượng các gốc oxy hoá tự do nội bào, tăng cường các chất chống oxy hoá enzym và không enzym chống lại tổn thương gan do aflatoxin B1 gây ra. [6]

Cũng qua nghiên cứu trên, phân tích mô bệnh học của các mẫu gan cũng xác nhận giá trị bảo vệ gan và hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất dịch chiết diệp hạ châu, có thể so sánh với chất chống oxy hóa tiêu chuẩn, đó là acid ascorbic.

Diệp hạ châu có tác dụng chống oxy hoá và giúp bảo vệ gan

Diệp hạ châu có tác dụng chống oxy hoá và giúp bảo vệ gan

Chống viêm

Năm 2013, một nghiên cứu trên chuột nhắt đã chứng minh rằng, dịch chiết xuất từ cây diệp hạ châu có tác dụng chống viêm. [7]

Năm 2017, một nghiên cứu khác trên chuột cống cũng đã cho thấy khả năng chống viêm được nhận xét là có mức độ tương đương với hoạt chất giảm đau ibuprofen của diệp hạ châu. [8]

Diệp hạ châu có tác dụng giảm viêm được xem như tương đương với Ibuprofen.

Diệp hạ châu có tác dụng giảm viêm được xem như tương đương với Ibuprofen.

Điều trị các bệnh nhiễm trùng

Một nghiên cứu vào năm 2008 đã cho thấy diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H.pylory, nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng, mặc dù vi khuẩn này đã đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh. [9]

Dịch chiết diệp hạ châu thông qua cơ chế ức chế sự bám dính và xâm nhập của H.pylory vào các biểu mô dạ dày. Từ đó có tác dụng hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của chúng trong đường tiêu hoá

Diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H.pylory

Diệp hạ châu có khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn H.pylory

Lợi tiểu

Một nghiên cứu vào năm 2018 ở chuột cống đã phát hiện ra tác dụng lợi tiểu ở chuột từ cây diệp hạ châu. Nhìn chung, nghiên cứu này đã chỉ ra khả năng thúc đẩy bài tiết Navà nước qua thận đáng kể, và cơ chế này có liên quan đến việc tác động lên Prostaglandin E2, một chất giãn mạch tại chỗ. [10]

Một số thầy thuốc y học cổ truyền cũng đã sử dụng diệp hạ châu như một loại thuốc lợi tiểu. Với công dụng này, diệp hạ châu có thể giúp điều trị tăng huyết áp và một số bệnh lý khác.

Một số thầy thuốc y học cổ truyền cũng đã sử dụng diệp hạ châu như một loại thuốc lợi tiểu

Một số thầy thuốc y học cổ truyền cũng đã sử dụng diệp hạ châu như một loại thuốc lợi tiểu

Ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu

Một nghiên cứu gần đây vào năm 2018, với 56 nghiên cứu viên cùng tham gia, và kết quả là họ đã tìm thấy được khả năng làm giảm kích thước các viên sỏi trong đường tiết niệu từ cây diệp hạ châu. [11]

Diệp hạ châu đã được chứng minh là can thiệp vào nhiều giai đoạn hình thành sỏi, như làm giảm sự kết tụ tinh thể hay thay đổi cấu trúc và thành phần của chúng.

Một số cơ chế khác có thể liên quan như giãn niệu quản, giúp loại bỏ sỏi hoặc làm sạch các mảnh vỡ sau khi tán sỏi, hoặc cũng có thể làm giảm sự bài tiết của các chất thúc đẩy kết tinh trong nước tiểu như canxi. [12]

Nhìn chung, các nghiên cứu này cho thấy tác dụng phòng ngừa của Phyllanthus niruri trong việc hình thành hoặc loại bỏ sỏi, nhưng vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng để xác nhận các đặc tính điều trị của nó.

Diệp hạ châu có khả năng làm giảm kích thước các viên sỏi trong đường tiết niệu

Diệp hạ châu có khả năng làm giảm kích thước các viên sỏi trong đường tiết niệu

3Cách dùng, liều dùng diệp hạ châu

Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, diệp hạ châu được khuyến cáo có cách dùng như sau:

  • Ngày dùng từ 8g đến 16g, sắc uống.
  • Dùng ngoài: lấy cây tươi giã nát, đắp vào chỗ lở loét hoặc vết thương do côn trùng cắn.

Tuỳ vào loại bệnh cũng như mức độ triệu chứng mà liều dùng cũng như cách sử dụng sẽ thay đổi khác nhau sao cho phù hợp với từng người.

Có thể dùng cây tươi hoặc sấy khô để làm thuốc

Có thể dùng cây tươi hoặc sấy khô để làm thuốc

4Các bài thuốc từ diệp hạ châu

Một số bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền của diệp hạ châu như:

Bài 1: lấy 1 nắm diệp hạ châu, đem giã hoặc xay nát với một ít muối, ép nước uống, còn bã thì đắp vào chỗ đau. Bài này dùng chữa nhọt độc sưng đau.

Bài 2: Lấy 1 lượng bằng nhau gồm lá diệp hạ châu, lá thồm lồm và 1 nụ đinh hương. Tất cả đem giã nát, đắp vào chỗ đau. Bài này chữa lở loét không liền miệng.

  • Chữa suy gan do rượu: Sắc 20 gram diệp hạ châu cùng với 20 gram cam thảo đất. Nước thu được dùng uống hàng ngày.
  • Chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100 gram diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.
  • Chữa viêm gan do vi rút B: Sử dụng 10 gram diệp hạ châu và 5 gram nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước và lấy 1 bát. Lần 2 và 3, sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn thuốc lại với nhau và thêm 50 gram đường, đun sôi rồi chia làm 4, uống trong ngày. Sau khi dùng thuốc khoảng 15 ngày, bệnh nhân nên đi xét nghiệm lại, nếu triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng dùng.

Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu đem sắc thuốc uống có thể giúp chữa một số bệnh về gan

Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu đem sắc thuốc uống có thể giúp chữa một số bệnh về gan

5Tác dụng phụ của diệp hạ châu

Diệp hạ châu có tính lương (mát), giúp làm mát và thanh lọc gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan.

Bên cạnh đó, không nên dùng vị thuốc này cho người tỳ vị hư hàn như bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh. Bởi diệp hạ châu cũng có tính mát, nên sẽ làm tăng tính hàn, khiến tình trạng bệnh sẽ nặng hơn.

Diệp hạ châu có tính mát, nếu dùng quá liều trong thời gian dài có thể sẽ gây lạnh gan

Diệp hạ châu có tính mát, nếu dùng quá liều trong thời gian dài có thể sẽ gây lạnh gan

6Lưu ý khi sử dụng diệp hạ châu

Mặc dù diệp hạ châu đã được nghiên cứu và chứng minh là có nhiều công dụng chữa bệnh và phòng bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng diệp hạ châu như là thuốc điều trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia nếu đang trong các tình trạng sau:

  • Đái tháo đường.
  • Rối loạn đông máu.
  • Sử dụng thuốc làm loãng máu.
  • Chuẩn bị thực hiện phẫu thuật trong vòng hai tuần.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.

7Các đối tượng không nên sử dụng diệp hạ châu

Theo Dược điển Việt Nam V, tập 2, diệp hạ châu được khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai.

Không khuyến cáo dùng diệp hạ châu cho phụ nữ có thai

Không khuyến cáo dùng diệp hạ châu cho phụ nữ có thai

 

Nguồn tham khảo

Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ

Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng gì?

Cây cỏ tranh và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cây cỏ tranh còn có tên gọi khác là cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai)…Theo Đông y, cỏ tranh có vị ngọt tính cam hàn có tác dụng lương huyết sinh tân, thanh nhiệt lợi tiểu thường chủ trị xuất huyết đường tiêu hóa, làm mát gan, lợi tiểu, viêm đường tiết niệu,… Với những công dụng hữu ích mà vị thuốc cỏ tranh mang lại, đông y sử dụng loại nguyên liệu này trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh như sau:

Cây cỏ tranh và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Điều trị sốt xuất huyết

Sử dụng 20g rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20g cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Bài thuốc gồm có sinh địa 12g, rễ cây cỏ tranh khô 16g, rau má 20g cùng với cỏ mực 20g và ngân hoa 12g. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

Trị chứng khô họng, khô miệng do tân dịch vị bị hao tổn

Lấy 16g rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 10g sơn thù, 12g sa sâm, 16g hoài sơn, 8g đan bì, 16g đinh lăng, 12g khởi tử, 10g trạch tả, 12g mạch môn, 20g cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

Chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Rễ cây cỏ tranh khô 20g sắc chung với 6g cây a giao, 21g củ gừng nướng cháy, 12g thục địa và 16g trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh

Sử dụng bạch mao căn 20g, mộc thông 10g, cối xay 16g, kim tiền thảo 10g, đinh lăng 20g, cối xay 16g, mã đề thảo 20g. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

Tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu

Cách 1: Dùng 30g rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25g xa tiền sử, 40g râu ngô và 5g hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50g sắc chung với 750ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.

Cách 2: Sử dụng 50g rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô và 8g rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Giải độc cơ thể, làm mát gan

Cách 1: Dùng 150 gram rễ cỏ tranh tươi đã cạo sạch vỏ đun nhừ với 150 gram thịt lợn nạc thái lát mỏng và 50 gram bạch anh tươi. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn từ 10 – 15 ngày.

Cách 2: Dùng 200g sinh căn mao, rửa sạch và nấu với 700ml. Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 – 10 phút. Dùng nước thuốc thay nước lọc và uống mỗi ngày. Liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Cách 1: Dùng 200g rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi nước thuốc cạn còn 100 – 150ml, chia thuốc và uống 2- 3 lần. Mỗi ngày uống 1 tháng và sử dụng liên tục trong 1 tháng để có kết quả trị liệu tốt.

Cách 2: Dùng rễ cỏ tranh tươi phối trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Tất cả các thảo dược, mỗi vị lấy 10g, sắc chung với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1 bát, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng 15 ngày.

Cây cỏ tranh và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe 1

Chữa viêm đường tiết niệu

Chuẩn bị 10g rễ cỏ tranh khô, 20g đinh lăng, 20g kim ngân, 20g rau dấp cá, 20g rau má, 20g kim tiền thảo, 16g tang diệp, 16g hương nhu. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Dùng nước uống trong ngày, giúp cải thiện tình trạng viêm ở đường tiết niệu

Điều trị ho lâu ngày do phế hư

Sử dụng thang thuốc bao gồm các vị thảo dược như rễ cây cỏ tranh khô 20g, cam thảo 10g, củ gừng 20g, rễ xương sông 16g, bán hạ chế 10g, tang bạch bì 16g, trần bì 10g, cát cánh 12g. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.

Trị nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết

Nguyên liệu có 16g rễ cây cỏ tranh khô, 12g nhân trần, 8g chỉ xác, 12g bạch thược, 14g nam hoàng bá, 10g chi tử, 20g đinh lăng, 8g đan bì, 12g xa tiền, 12g củ đợi. Sắc 1 thang, uống 2 lần trong ngày.

Điều trị chảy máu cam

Cách 1: Chi tử 18g kết hợp với bạch mao căn 36g. Cho hai vị thuốc vào nồi sắc chung với 400ml nước. Thuốc cạn còn 100ml, uống nóng sau hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày.

Cách 2: Lấy 80g sinh mao căn (rễ tươi) sắc nước uống hàng ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn. Dùng 7 – 10 ngày liên tục.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Dùng 20g rễ cây cỏ tranh tươi, rửa sạch, sắc nước uống sau mỗi bữa ăn tối. Uống liên tục trong 8 ngày.

Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng rễ cỏ tranh./.

Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng gì? 16 bài thuốc trị bệnh hiệu quả

Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng gì? 16 bài thuốc trị bệnh hiệu quả

 

Bạch hoa xà thiệt thảo là một loại thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền. Loại cây này có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, u bướu, viêm họng,… Hãy cùng tìm hiểu về công dụng của bạch hoa xà thiệt thảo qua bài viết này nhé!

1Giới thiệu về cây bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo là một loại cây thuốc quý mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, có tên khoa học Hedyotis diffusa Willd thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Loài cây này còn được nhiều người biết đến với những cái tên dân dã như cây lữ đồng, xà thiệt thảo, giáp mãnh thảo hay cỏ lưỡi rắn hoa trắng.[1]

Mô tả bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo là cây thân thảo mọc bò trên mặt đất, cao khoảng 20-25cm. Thân cây vuông có màu xanh lục khi non, chuyển sang nâu khi trưởng thành, nhẵn, gốc tròn, phân thành nhiều nhánh.

Lá hình mác thuôn dài, nhỏ, không có cuống, có chiều dài từ 1-3.5 cm và chiều rộng từ 1-2 mm. Mọc đối, gốc lá và đầu lá nhọn, mặt trên lá nhẵn hoặc hơi nháp, mặt dưới lá hình xám nhạt.

Hoa nhỏ, màu trắng, có cuống, mọc ở nách lá rất dễ phân biệt. Mỗi hoa có 4 cánh hoa, 4 lá đài hình mác, mép có lông dạng mi. Quả khô, bao bọc bởi những lá đài tồn tại. Bên trong quả có chứa nhiều hạt màu đen.

Bạch hoa xà thiệt thảo là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc bò trên mặt đất

Bạch hoa xà thiệt thảo là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc bò trên mặt đất

Phân bố

Nhờ khả năng thích nghi tốt với điều kiện đất đai, bạch hoa xà thiệt thảo có thể mọc và phát triển trên các sườn đồi, nơi có độ dốc cao và đất đá sỏi nhiều hoặc ven bờ mương, bờ ruộng, nơi có độ ẩm cao và nguồn nước dồi dào và bãi đất trống.

Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến từ Bắc vào Nam, dễ dàng bắt gặp ở các khu vực đồng bằng, trung du và miền núi. Ngoài ra, còn được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nepal, Indonesia, Malaysia, Bhutan,…

Bạch hoa xà thiệt thảo thường mọc ở các nơi như sườn đồi, bờ mương, bờ ruộng, bãi đất trống

Bạch hoa xà thiệt thảo thường mọc ở các nơi như sườn đồi, bờ mương, bờ ruộng, bãi đất trống

Bộ phận dùng

Thân, lá, hoa của cây bạch hoa xà thiệt thảo đều được sử dụng để làm thuốc. Cây có thể được thu hái quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào mùa hè và mùa thu khi cây ra hoa và có dược tính cao nhất.

Thân, lá, hoa của cây bạch hoa xà thiệt thảo đều được sử dụng để làm thuốc

Thân, lá, hoa của cây bạch hoa xà thiệt thảo đều được sử dụng để làm thuốc

Thành phần hóa học

Trong cây bạch hoa xà thiệt thảo có chứa nhiều thành phần hóa học quý giá như: iridoid, flavonoid, phenolic, anthraquinone, dầu bay hơi, acid béo, steroid,….

Các thành phần này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư,…

2Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng theo Y học hiện đại

Theo các nghiên cứu dược lý và lâm sàng hiện đại, bạch hoa xà thiệt thảo sở hữu nhiều đặc tính y học tiềm năng. Nước sắc của bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng ức chế sự phát triển của trực khuẩn mủ xanh, thương hàn.

Ngoài ra, bạch hoa xà thiệt thảo còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, hỗ trợ chức năng của tuyến vỏ thượng thận, góp phần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng ức chế sự phát triển của trực khuẩn mủ xanh

Bạch hoa xà thiệt thảo có khả năng ức chế sự phát triển của trực khuẩn mủ xanh

3Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng theo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo sở hữu vị ngọt đắng, tính hàn, tác động lên các kinh vị, đại tràng và tiểu tràng. Giúp cơ thể thanh lọc độc tố, giải nhiệt hiệu quả, thúc đẩy quá trình bài tiết nước và độc tố ra khỏi cơ thể, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Bạch hoa xà thiệt thảo giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm như viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, sỏi mật, phù thũng,… Ngoài ra, còn được sử dụng để xử lý vết thương, vết cắn của rắn, côn trùng đốt cũng như giảm đau lưng và đau khớp.

Bạch hoa xà thiệt thảo có thể chế biến bằng cách sắc thuốc uống để giúp chữa sỏi mật và viêm ống mật. Giã nát và đắp lên vết thương để giảm triệu chứng mụn nhọt và sưng đau. Đồng thời, kết hợp cùng các loại thảo khác để điều trị hen suyễn và viêm amidan.

 Bạch hoa xà thiệt thảo cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón

Bạch hoa xà thiệt thảo cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón

3Các bài thuốc trị bệnh từ bạch hoa xà thiệt thảo

Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh từ bạch hoa xà thiệt thảo:

Bài thuốc trị viêm gan vàng da

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo 40g, hạ khô thảo 40g, cam thảo 16g.
  • Chế biến: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc, chia thành 3 phần bằng nhau.
  • Cách dùng: uống mỗi phần thuốc (1/3 thang) sau bữa ăn sáng, trưa và tối.

 Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm gan vàng da

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm gan vàng da

Bài thuốc trị ung nhọt

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán chi liên tươi 60g.
  • Chế biến: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách dùng: uống mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn.

Ngoài ra, bạn có thể giã nát bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên, cho hỗn hợp vào miếng gạc hoặc vải mỏng. Đắp hỗn hợp đó lên chỗ đau, sưng tấy hoặc viêm nhiễm và nên thay thuốc 2-3 lần mỗi ngày.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa ung nhọt

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa ung nhọt

Bài thuốc trị viêm amidan cấp

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo 12g, xa tiền thảo 12g
  • Chế biến: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc trong ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống thuốc khi còn ấm.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm amidan cấp

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm amidan cấp

Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo 40g, dã cúc hoa 40g, kim ngân hoa 40g, thạch vi 20g.
  • Chế biến: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống thay nước trà hàng ngày.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm đường tiết niệu

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm đường tiết niệu

Bài thuốc trị ho do viêm phổi

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo 40g, trần bì 12g.
  • Chế biến: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc trong ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm phổi

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm phổi

Bài thuốc trị viêm loét cổ tử cung

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo, bạch anh, nhất chi hoàng hoa mỗi loại 30g, quán chúng 15g.
  • Chế biến: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách dùng: uống mỗi ngày một lần, dùng liên tục trong 1 tháng.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm loét tử cung

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa viêm loét tử cung

Bài thuốc trị rắn cắn

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo tươi 60g, 200ml rượu.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, sắc với 200ml rượu. Sau đó, gạn lấy nước thuốc, chia thành 3 phần bằng nhau.
  • Cách sử dụng: uống mỗi phần nước thuốc (1/3 thang) sau bữa ăn sáng, trưa và tối. Đồng thời, dùng bã thuốc đắp lên vết rắn cắn để giảm sưng tấy và ngứa ngáy nên thay bã thuốc 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Đây chỉ là biện pháp sơ cứu tạm thời, cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa rắn cắn

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa rắn cắn

Bài thuốc trị phù thũng, sung huyết

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: 40g bạch hoa xà thiệt thảo, 30g rễ cỏ tranh, 20g râu ngô và 10g cam thảo.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Sau đó, gạn lấy nước thuốc, chia thành 3 phần bằng nhau.
  • Cách sử dụng: uống một thang thuốc sau bữa ăn sáng, trưa và tối. Dùng thuốc mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa phù thũng

Bạch hoa xà thiệt thảo chữa phù thũng

Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi mật

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim tiền thảo 20g, màng trong mề gà sao cách cát cho vàng 16g, cam thảo dây 10g.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Sau đó, gạn lấy nước thuốc, chia thành 3 phần bằng nhau.
  • Cách sử dụng: uống một thang thuốc sau bữa ăn sáng, trưa và tối. Dùng thuốc mỗi ngày đến khi khỏi bệnh.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị sỏi mật

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị sỏi mật

Hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo và bạch mao căn mỗi loại 160g.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc cùng với nước đường nhạt sẽ có vị ngọt dễ chịu. Nên uống nhiều lần trong ngày để có kết quả tốt nhất.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư phổi

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư phổi

Hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: 60g mỗi loại bạch hoa xà thiệt thảo và bạch mao căn, 40g mỗi loại hạt bo bo và đường đỏ.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống thay nước lọc hàng ngày.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư dạ dày

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư dạ dày

Hỗ trợ điều trị ung thư gan

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: 50g xạ đen và 20g mỗi loại bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ đến khi nước còn khoảng 0.5 lít. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc hàng ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư gan

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư gan

Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: 20g mỗi loại huyền sâm, mạch môn, đương quy, tỳ bà diệp, bồ công anh, lô căn tươi, 16g mỗi loại bạch hoa xà thiệt thảo, sinh địa, nam sa sâm, bắc sa sâm, 12g mỗi loại chi tử, bạch anh, hạ khô thảo, 8 – 12g hoàng liên.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 1 tháng.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư thực quản

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư thực quản

Hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: 30g bạch hoa xà thiệt thảo, 30g đan sâm, 30g tử thảo, 60g dã bồ đào, 60g bán chi liên và thêm một ít cam thiềm bì, bán hạ, thiên long, cam thảo, cấp tính từ.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2 lít. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc hàng ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư vòm họng

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư vòm họng

Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: bạch hoa xà thiệt thảo, hải tảo, côn bố, đương quy, tục đoạn, bán chi liên mỗi loại 24g, kết hợp thêm hương phụ, toàn yết, bạch thược, sài hồ, phục linh.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc hàng ngày.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư cổ tử cung

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư cổ tử cung

Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Một thang thuốc bao gồm:

  • Nguyên liệu: 15g mỗi loại gồm bạch hoa xà thiệt thảo, sinh hoàng kỳ, thổ phục linh, xuyên sơn giáp, 12g mỗi loại tiên linh tỳ, hà thủ ô, kỷ tử, thất diệp nhất chi hoa, đảng sâm, ngưu tất, bạch thược 6g mỗi loại gồm nhục thung dung, ba kích, đại hoàng chế, chích cam thảo, tri mẫu và 10g hoàng bá sao.
  • Cách thực hiện: rửa sạch, cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước lọc vừa đủ, sắc với lửa nhỏ. Tắt bếp, lọc lấy nước thuốc.
  • Cách sử dụng: uống nước thuốc hàng ngày, có thể chia nhỏ thành nhiều lần uống.

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư tuyến tiền liệt

Bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ trị ung thư tuyến tiền liệt

4Lưu ý khi sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo

Dạng dùng và liều sử dụng

Bạch hoa xà thiệt thảo là một vị thuốc quý với nhiều công dụng đa dạng trong Y học cổ truyền. Loài cây này được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như sắc nước thuốc uống, đắp trực tiếp hoặc bào chế thành thuốc tiêm.

Ở một số quốc gia, thảo dược này được bào chế thành thuốc tiêm, sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, viêm nhiễm ở phế quản, phổi, viêm họng, viêm ruột thừa,…

Liều lượng sử dụng có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Liều lượng sử dụng có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người

Liều lượng sử dụng có thể thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý và cơ địa của mỗi người

Đối tượng không nên dùng

Mặc dù bạch hoa xà thiệt thảo là một loại thảo dược quý giá với nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe, nhưng nó cũng có thể gây ra một số tác hại nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, một số đối tượng không nên sử dụng bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng loại dược liệu này vì có thể gây dị tật bẩm sinh, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  • Trẻ em không nên sử dụng cây thuốc này vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Đàn ông yếu sinh lý nên tránh dùng bạch hoa xà thiệt thảo vì nó có thể làm giảm khả năng sinh sản.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng loại dược liệu này

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng loại dược liệu này

Cách nhận biết để tránh nhầm lẫn bạch hoa xà thiệt thảo

Hai loại cây đều có tên gọi là “Bạch hoa xà”, tuy nhiên để phân biệt rõ ràng, bạch hoa xà thiệt thảo thường được gọi đầy đủ là “Bạch hoa xà thiệt thảo lá to”. Cả hai loại cây đều có thân thảo, mọc hoang dã ở nhiều nơi và có công dụng tương tự nhau.

Để tránh nhầm lẫn và sử dụng sai dược liệu, bạn cần chú ý đến các đặc điểm nhận biết sau:

Hình thái:

  • Bạch hoa xà thiệt thảo: thân cây nhỏ, mọc bò. Lá nhỏ, hẹp, hình bầu dục nhọn. Hoa trắng, nhỏ, mọc thành chùm ở ngọn cành. Quả khô màu xanh, đầu bằng, bên trong quả có nhiều hạt góc cạnh. Bạch hoa xà thiệt thảo có mùi thơm khi nghiền nát.
  • Bạch hoa xà: thân cây mọc thẳng, có thể cao đến 1 mét. Lá to, hình bầu dục thuôn dài, mép lượn sóng. Hoa trắng, to hơn so với Bạch hoa xà thiệt thảo, mọc thành cụm ở nách lá. Quả khô màu nâu đỏ hay đen sẫm, đầu nhọn hay cong lại. Bạch hoa xà không có mùi khi nghiền nát.

Phân bố:

  • Bạch hoa xà thiệt thảo: Phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng đất ẩm thấp.
  • Bạch hoa xà : Phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi, khu vực khô hạn.

Bên phải là bạch hoa xà, bên trái là bạch hoa xà thiệt thảo

Bên phải là bạch hoa xà, bên trái là bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo là một vị thuốc quý có nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý khác nhau. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm kiến thức về dược liệu cho bạn. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa

Cỏ ngọt là loại thực vật đặc biệt có chứa một hoạt chất tạo nên vị ngọt đặc trưng không thể nhầm được. Vị ngọt này chủ yếu là do steviol glycoside, ngọt hơn sucrose khoảng 250-300 lần. Cỏ ngọt được dùng làm chất ngọt thay thế đường và có nhiều tác dụng khác như chống tăng huyết áp, chống béo phì, chống tiểu đường, chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện chức năng thận.

Tìm hiểu chung

Tên gọi, danh pháp của cỏ ngọt

Tên Tiếng Việt: Cỏ ngọt.

Tên khác: Cỏ đường, Cúc ngọt, Lá mật.

Tên khoa học: Stevia rebaudiana. Họ cúc (Asteraceae).

Đặc điểm tự nhiên của cỏ ngọt

Cỏ đường là một loại cây thân thảo có kích thước nhỏ. Cây trên 6 tháng tuổi thường có phần gốc hóa gỗ. Lá và cành non của cây đều phủ lông mịn. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình mũi mác, chiều rộng khoảng 2cm và dài khoảng 5cm. Mặt lá có gân. Một số lá có mép nguyên hoặc có răng cưa.

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa 1.jpg
Cỏ ngọt là một loại thực vật thân thảo thích hợp khí hậu vùng cận nhiệt

Hoa cây cỏ ngọt mọc thành cụm, mỗi cụm gồm khoảng 5 hoa nhỏ, mỗi hoa có 5 cánh và màu trắng, mùi thơm. Cây thường ra hoa vào mùa đông xuân.

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố:

Loài thực vật này phát triển thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Cỏ ngọt có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday, đông bắc Panama,… Ngày nay, cỏ ngọt cũng đã được trồng nhiều nơi như ở Brazil, Nhật bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Thái Lan,…Loại cỏ này được di thực về Việt Nam trồng từ năm 1988 sau đó được nhân giống rộng rãi ở các tỉnh Nam bộ.

Thu hoạch:

Có thể thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất vào tháng 8.

Chế biến:

Sau khi thu hoạch, rửa sạch cây cỏ ngọt và loại bỏ lá già, cắt thành từng đoạn cành dài 20 – 25cm rồi đem sấy khô ở nhiệt độ 30 – 40 độ C hoặc phơi nắng cho đến khi cây khô hoàn toàn. Sau khi phơi khô, nên phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào trong túi kín ủ từ 2 – 3 ngày để hạn chế mùi khó chịu của cỏ ngọt. Bột lá được tạo ra từ lá khô tán mịn thành dạng bột.

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa2.jpg
Lá cây cỏ ngọt là bộ phận có hàm lượng chất tạo ngọt tự nhiên cao

Bộ phận sử dụng

Bộ phận được sử dụng là búp non và lá của cây cỏ ngọt. Ở lá Stevioside chiếm khoảng 4-20% trọng lượng của lá khô.

Thành phần hoá học

Cây cỏ ngọt chứa hơn 30 loại steviol glycoside khác nhau, trong đó stevioside và rebaudioside A có hàm lượng cao tạo nên độ ngọt đặc trưng của loài thực vật này. Hàm lượng Stevioside chiếm từ 4% đến 13% trong tổng số glycoside trong cây cỏ ngọt ngọt hơn đường khoảng 500 lần.

Rebaudioside A có tỷ lệ độ ngọt dao động từ 30% đến 40%, ngọt hơn đường khoảng 180-400 lần.

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa 3.png
Stevioside là một glycoside diterpene bao gồm ba phân tử glucose và một nửa glucone – steviol

Từ đặc điểm về thành phần hóa học đặc trưng trong cây, ý tưởng dùng loại thảo mộc này để thay thế cho đường một cách an toàn cho bệnh nhân tiểu đường được đề cập nhưng gặp nhiều trở ngại cho đến những năm gần đây mới có nhiều nghiên cứu ủng hộ.

Ngoài ra, cây cỏ ngọt còn chứa nhiều hoạt chất sinh học khác, có tác dụng tốt cho sức khỏe con người như: Chất béo, protein, carbohydrate, chất xơ và các hợp chất phenolic,… Lá cỏ ngọt cũng là nguồn cung cấp vitamin tan trong nước quan trọng bao gồm vitamin C, vitamin B2, axit folic.

Hơn nữa, cây rất giàu các nguyên tố đa lượng và vi lượng như Zn, Fe, Ca, K, Na, Mg và các khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe con người. Thành phần hóa học của các chế phẩm từ Stevia khác nhau ở lá khô và lá tươi và phụ thuộc vào phương pháp chế biến hoặc chiết xuất, vực địa lý sinh trưởng,…

Công dụng

Tác dụng của cỏ ngọt theo y học cổ truyền

Tính vị, quy kinh: Vị ngọt.

Công năng: Hạ huyết áp, lợi tiểu.

Chủ trị: Tiểu đường, chảy máu răng, hạ áp.

Tác dụng của cỏ ngọt theo y học hiện đại

Các đặc tính của cây cỏ ngọt đã được nghiên cứu trong hơn 100 năm nay với nhiều tác dụng đáng chú ý như:

Viêm lợi gây chảy máu chân răng

Sâu răng xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate hoặc lượng canxi và phốt pho trong cơ thể thấp. Vệ sinh răng miệng kém và tiêu thụ nhiều carbohydrate thúc đẩy quá trình sinh sản tích cực của hệ vi sinh vật trong miệng và hình thành màng sinh học và mảng bám trên răng.

Các nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng dịch chiết từ cây cỏ ngọt ngăn chặn sự phát triển của Streptococcus mutans, S. sobrinus và Lactobacillus acidophilus – những vi khuẩn này có liên quan đến sự phát triển của sâu răng.

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa 4.jpg
Dịch chiết từ cây cỏ ngọt có tác dụng điều trị các bệnh lý răng miệng hiệu quả

Ngoài ra, chiết xuất từ cây cỏ ngọt còn được chứng minh là có đặc tính chống mảng bám và chống viêm nướu mạnh mẽ. Chất chiết xuất thu được từ lá cỏ ngọt khô chống lại 16 chủng vi khuẩn thuộc chi Streptococcus và Lactobacillus. Sự tích tụ mảng bám sau khi súc miệng bằng dung dịch Stevia ít hơn 57,82% so với khi súc miệng bằng sucrose.

Huyết áp cao

Stevioside có hiệu quả trong việc giảm huyết áp vì trong một nghiên cứu stevioside tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp đối với cả huyết áp tâm thu và tâm trương phụ thuộc vào liều đối với các liều tiêm tĩnh mạch 50, 100 và 200 mg/kg ở chuột. Tác dụng hạ huyết áp kéo dài hơn 60 phút với liều 200 mg/kg.

Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng điều trị bằng dịch chiết cây cỏ không gây ra những thay đổi đáng kể về huyết áp trung bình ở chuột, khả năng bài niệu và bài niệu natri với mức lọc cầu thận không đổi. Vì thế khả năng điều trị bệnh tăng huyết áp cần phải nghiên cứu thêm.

Đái tháo đường

Trong nhiều năm nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cỏ ngọt không chỉ được sử dụng làm chất làm ngọt mà còn được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường trong y học cổ truyền ở Brazil và Paraguay. Một nghiên cứu cho thấy những con chuột mắc bệnh tiểu đường tiêu thụ chiết xuất nước từ lá cỏ ngọt có hàm lượng insulin và glycogen cao hơn so với động vật thuộc nhóm đối chứng. Sự gia tăng sản xuất insulin cũng được quan sát thấy ở các đảo nhỏ Langerhans của chuột bị cô lập được điều trị bằng rebaudioside A.

Ngoài ra, stevioside có thể làm tăng độ nhạy insulin, cải thiện tác dụng của insulin trong việc vận chuyển glucose vào cơ xương, cải thiện chức năng tế bào β tuyến tụy ở chuột mắc bệnh tiểu đường do steviol glycoside làm tăng dao động Ca2 + do glucose gây ra và giải phóng insulin bởi các đảo nhỏ tuyến tụy.

Tiêu thụ dịch chiết từ cây cỏ ngọt trong 8 tuần khiến lượng đường huyết ngẫu nhiên giảm 73,2% và đường huyết lúc đói giảm 66,1%.

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa 5.jpg
Cỏ ngọt không chỉ được dùng làm chất tạo ngọt mà còn có giá trị hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Phòng ngừa béo phì và điều trị rối loạn mỡ máu

Trong một thí nghiệm kéo dài 12 tuần trên chuột, người ta phát hiện ra rằng uống chất làm ngọt Stevia với liều 25, 250, 500 và 1000 mg/kg khối lượng cơ thể làm giảm mức tăng trọng lượng cơ thể.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng dịch chiết từ cây cỏ ngọt có thể làm giảm cholesterol toàn phần, triglycerid,… Từ đó có thể ghi nhận tác dụng điều trị béo phì của cây cỏ ngọt.

Điều trị ung thư

Kết quả của một thí nghiệm cho thấy steviol ức chế sự tăng sinh của sáu loại tế bào ung thư ở đường tiêu hóa ở người. Nồng độ stevioside cao đã được chứng minh là làm giảm khả năng sống sót của tế bào ung thư đại tràng. Ở nồng độ 100-200 μg/mL steviol có hiệu quả tương tự như 5-flourouracil (thuốc chống ung thư) và ở nồng độ 250 μg/mL nó cho thấy độc tính tế bào thậm chí còn cao hơn 5-FU.

Điều đáng chú ý là stevioside ít độc đối với tế bào bình thường ngay cả ở liều cao hơn. Một nghiên cứu khác cho thấy stevioside có thể ức chế sự tổng hợp DNA và gây chết tế bào ung thư thông qua con đường apoptotic của ty thể. Điều này là do steviol làm tăng sự biểu hiện của protein p21 và p53 và làm giảm Cyclin D. Kết quả là dẫn đến điều chỉnh tăng tỷ lệ Bax/Bcl-2 dẫn đến sự kích hoạt các caspase sau đó phân cắt các enzyme liên quan đến sửa chữa DNA và duy trì tính toàn vẹn của bộ gen. Do đó, stevioside cho thấy hoạt động chống ung thư mạnh mẽ trong tế bào MCF-7 ung thư vú được nuôi cấy.

Ở chuột, điều trị kết hợp với stevioside và chất gây ung thư 7,12-dimethylbenzanthracene và 12-O-tetradecanoyl-phorbol-13-acetate (TPA) đã làm giảm 94% sự hình thành u nhú trong 20 tuần điều trị. Tất cả các nghiên cứu này đều ủng hộ hiệu quả của steviol và các thành phần cây cỏ ngọt trong điều trị ung thư.

Chống oxy hóa

Các gốc tự do được hình thành liên tục trong bất kỳ sinh vật nào do quá trình trao đổi chất hoặc môi trường sống căng thẳng, có thể gây ra một số lượng lớn bệnh tật ở người như ung thư, béo phì, tiểu đường và các bệnh thoái hóa thần kinh. Trong điều kiện sinh lý bình thường, khả năng chống oxy hóa nội sinh đủ để trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương do oxy hóa. Nhưng quá trình lão hóa và hấp thu quá nhiều calo đi kèm với sự mất cân bằng giữa sản xuất và loại bỏ các gốc tự do kèm căng thẳng mãn tính và quá trình viêm làm mất đi sự cân bằng này.

Do đó, sử dụng các chất có hoạt tính chống oxy hóa và chống viêm được coi là một phương pháp trị liệu đầy hứa hẹn để chống lão hóa và các tình trạng bệnh lý liên quan. Nhiều nghiên cứu cho thấy đặc tính chống oxy hóa của cây cỏ ngọt có khả năng ngăn ngừa và điều trị các bệnh này. Lá cây cỏ ngọt chứa một số hợp chất phenolic có khả năng trung hòa các gốc tự do và các ion kim loại chuyển tiếp do đó ngăn chặn sự tham gia của chúng trong việc tạo ra gốc tự do. Khả năng chống oxy hóa phụ thuộc vào phương pháp sấy của lá.

Cây cỏ ngọt: Vị thảo dược tiềm năng trong điều trị các bệnh lý chuyển hóa 6.jpg
Đặt tính chống oxy hóa của của cây cỏ ngọt có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóa

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng: Lượng cỏ ngọt sử dụng hàng ngày được chấp nhận là 4 mg/kg.

Cách sử dụng: Cỏ ngọt thường được sử dụng như một loại trà. Bột lá cỏ ngọt có thể thay thế đường thông thường như một chất làm ngọt cho vào thực phẩm, trong đồ uống hoặc công thức nấu ăn.

Bài thuốc kinh nghiệm

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 2.5g.

Thực hiện: Sắc vị thuốc uống 1-2 lần/ngày trong thời gian dài.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao cháy) 12g.

Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống hằng ngày 1-2 lần/ngày.

Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch

Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 5-10g.

Thực hiện: Sắc và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng nhiều ngày.

Dịch chiết cây cỏ ngọt có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng cỏ ngọt:

  • Không dùng cỏ ngọt cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú vì chưa có nhiều nghiên cứu trên các đối tượng này.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào.

Nấm linh chi có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng nấm linh chi

Nấm linh chi có tác dụng gì? Một số lưu ý cần biết khi sử dụng nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý hiếm đã được sử dụng trong y học cổ truyền hàng ngàn năm, không chỉ nổi tiếng với danh hiệu “thần dược” mà còn được nhiều người tin tưởng nhờ vào các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy, nấm linh chi có tác dụng gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Nấm linh chi có tác dụng gì mà lại được nhiều người ưa chuộng trong việc chăm sóc sức khỏe? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về loại thảo dược này. Vậy nên, bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến quý vị độc giả thông tin về nấm linh chi cũng như những tác dụng tuyệt vời mà nấm linh chi mang lại qua bài viết sau đây.

Nấm linh chi có tác dụng gì?

Nấm linh chi có tác dụng gì là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Hiện nay, nấm linh chi được biết đến với nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, bao gồm:

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý thuộc họ Nấm lim, có cấu trúc gỗ
Nấm linh chi là một loại thảo dược quý thuộc họ Nấm lim, có cấu trúc gỗ

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy, nấm linh chi có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt trong máu. Ngoài ra, các dược chất trong thảo dược này có khả năng tác động tích cực đến não bộ, hệ tuần hoàn và tim mạch. Ngoài ra, nấm linh chi có khả năng giảm độ kết dính của máu, cải thiện tình trạng tắc mạch máu đến tim, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và phòng ngừa các bệnh liên quan.

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Nấm này chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, bao gồm lympho B, lympho T, tế bào dendritic (DC), đại thực bào và tế bào NK, từ đó giúp cải thiện sức khỏe và kháng lại bệnh tật. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào lympho, tăng cường chức năng sản xuất interferon trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy sự sản sinh phong phú các loại vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể.

Nấm linh chi có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người
Nấm linh chi có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

3. Giảm và hỗ trợ trong điều trị ung thư

Nấm linh chi là một loại thảo dược được biết đến với tính chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Nghiên cứu trên ống nghiệm đã chỉ ra rằng nấm linh chi có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển cũng như di căn của tế bào ung thư. Trên thực tế, các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân mắc ung thư vú đã cho thấy tỷ lệ sống sót khoảng 59% sau khi sử dụng nấm linh chi theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng nấm linh chi có tác dụng có lợi đối với bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt, giúp ngăn chặn sự phát triển bệnh theo hướng xấu.

Mặt khác, tác dụng của nấm linh chi đang được nghiên cứu và áp dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng, giúp giảm số lượng và kích thước của khối u ở ruột già và ngăn ngừa bệnh di căn sang các bộ phận khác.

4. Giảm mệt mỏi và trầm cảm

Tác dụng của nấm linh chi bao gồm tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi do căng thẳng. Để đánh giá khả năng làm giảm stress và chống trầm cảm của nấm, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên 132 người bị suy nhược thần kinh, có các triệu chứng như chóng mặt và đau đầu. Kết quả cho thấy, sau 8 tuần sử dụng nấm linh chi, các triệu chứng mệt mỏi của nhóm này đã giảm đáng kể.

Ngoài ra, sau khi sử dụng bột nấm linh chi trong khoảng 4 tuần, chất lượng cuộc sống của họ cũng được cải thiện. Đặc biệt, các dấu hiệu của trầm cảm và lo lắng đã giảm dần.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm linh chi có tác dụng điều chỉnh nồng độ testosterone, thúc đẩy năng lượng cơ thể, từ đó giúp cải thiện giấc ngủ, nâng cao tinh thần, tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu và giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

5. Kiểm soát đường huyết trong máu

Chiết xuất từ nấm linh chi có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường. Trong nấm linh chi chứa thành phần Polysaccharide giúp phục hồi tế bào tiểu đảo tuyến tụy, từ đó kích thích quá trình điều tiết insulin và làm giảm nồng độ đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường. Nhờ đó, chúng có tác dụng làm giảm đường huyết, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan đến thận.

6. Một số công dụng khác của nấm linh chi

  • Hệ tiêu hóa: Giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón mãn tính.
  • Hệ bài tiết: Chứa nhóm Steroid giúp giải độc gan, bảo vệ gan, làm giảm tổng hợp cholesterol, trung hòa virus và ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó, có tác dụng tích cực đối với các bệnh liên quan đến gan mật như xơ gan, gan nhiễm mỡ và viêm gan.
  • Chống dị ứng: Nấm linh chi có tác dụng chống dị ứng nhờ vào các axit Ganoderic, đồng thời hoạt động như một chất oxy hóa khử các gốc tự do trong cơ thể và bảo vệ khỏi tác động của các tia chiếu xạ. Ngoài ra, nấm linh chi còn giúp cơ thể loại bỏ nhanh chóng các chất độc, bao gồm cả các kim loại nặng.
  • Tác dụng làm đẹp da: Theo nghiên cứu, nấm linh chi chứa các dưỡng chất và dược tính giúp chống lại gốc tự do, hỗ trợ liên kết tế bào da và cải thiện vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy đến da.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, nấm linh chi còn được biết đến với tác dụng làm đẹp da
Ngoài tác dụng chữa bệnh, nấm linh chi còn được biết đến với tác dụng làm đẹp da

Tổng quan về nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại thảo dược quý thuộc họ Nấm lim, có cấu trúc gỗ. Một số loại nấm chỉ sống được một năm, trong khi có loại sống lâu năm. Nấm linh chi, hay còn gọi là Tiên thảo hoặc Vạn niên nhung, là một loại thảo dược quý được xếp vào hàng thượng phẩm và có giá trị vượt trội trong y học.

Trong số các loại nấm linh chi, nấm linh chi đỏ được coi là có giá trị dược liệu cao nhất và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, khi còn non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới. Khi trưởng thành, nấm có bào tử màu nâu bám trên mặt trên.

Một số lưu ý cần thiết để sử dụng nấm linh chi an toàn

Mặc dù nấm linh chi được biết đến với nhiều lợi ích, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nấm linh chi có thể gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

Những người không nên sử dụng nấm linh chi

  • Người bị huyết áp thấp: Sử dụng nấm linh chi có thể gây ra các triệu chứng như hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt, ảnh hưởng đến tình trạng hình thành các màng máu và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mất kiểm soát.
  • Người vừa mới phẫu thuật hoặc đang chờ phẫu thuật: Không nên sử dụng nấm linh chi vì cơ thể trong giai đoạn này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ của phẫu thuật.
  • Người thường xuyên bị chứng hoa mắt, buồn nôn, chóng mặt: Tình trạng bệnh sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng nấm linh chi.
  • Ngoài ra, những người dị ứng với các cây thuộc họ nấm cũng cần lưu ý khi sử dụng nấm linh chi.

Một số loại thuốc tương tác với nấm linh chi

Nấm linh chi có thể tương tác với các loại thuốc dành cho người bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần tránh một số loại thuốc như:

  • Aspirin;
  • Clopidogrel;
  • Diclofenac;
  • Warfarin;
  • Captopril;
  • Amlodipin.

Một số báo cáo cũng cho thấy đã có người bị nhiễm độc gan hoặc mắc phải tiêu chảy mãn tính khi sử dụng nấm linh chi dưới dạng bột. Vì vậy, khi sử dụng loại nấm này, bạn cần lưu ý cách dùng và liều lượng.

Bệnh nhân bị hạ huyết áp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Bệnh nhân bị hạ huyết áp cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nấm linh chi

Bài viết trên đã cung cấp thông tin nấm linh chi có tác dụng gì tới quý vị độc giả. Những nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng nấm linh chi không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mà còn mang đến nhiều lợi ích không ngờ đối với cơ thể con người. Từ việc bảo vệ và tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm căng thẳng đến khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, nấm linh chi đã khẳng định vai trò quan trọng và giá trị của mình trong y học hiện đại và sự phát triển sức khỏe toàn diện.

Công dụng của trà hoa vàng trong y học cổ truyền và y học hiện đại

Công dụng của trà hoa vàng trong y học cổ truyền và y học hiện đại

Trà hoa vàng là thảo dược quý chỉ dùng cho bậc vua chúa ngày xưa vì có hương vị thơm ngon giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy cụ thể công dụng của trà hoa vàng với sức khỏe là gì?

Trà hoa vàng chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Để biết được công dụng của trà hoa vàng với sức khỏe, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu về nguồn gốc, phân loại và cách pha thức trà thượng hạng này.

Kiến thức cần biết về trà hoa vàng

Công dụng của trà hoa vàng trong y học cổ truyền và y học hiện đại 1Trà hoa vàng có chứa hơn 400 hoạt chất, là thức trà rất bổ dưỡng

Trước khi tìm hiểu về công dụng của trà hoa vàng, bạn nên biết những kiến thức tổng quát về loại dược liệu này.

Thông tin chung

  • Tên dược liệu: Trà hoa vàng;
  • Tên gọi theo từng vùng: Kim hoa trà, trà rừng, trà trường thọ…;
  • Tên khoa học: Camellia chrysantha;
  • Họ: Theaceae (Chè).

Phân loại trà hoa vàng

Trà hoa vàng được phân loại tùy thuộc vào vị trí phân bổ và gieo trồng như sau:

  • Trà hoa vàng Quảng Ninh hay trà hoa vàng Ba Chẽ.
  • Trà hoa vàng Đà Lạt hay hoa vàng Lâm Đồng.
  • Trà hoa vàng Nghệ An hay trà hoa vàng Quế Phong.
  • Trà hoa vàng Vĩnh Phúc.

Trong tất cả những giống trà hoa vàng thì trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh là thức trà nổi trội hơn với hương vị thơm ngon đặc biệt và dược tính cao.

Thu hái và bào chế dược liệu

Những bộ phận được sử dụng để làm thuốc gồm lá, búp non và hoa. Vào bất kỳ mùa nào trong năm cũng có thể thu hoạch lá và búp mà không hề ảnh hưởng tới dược tính. Tuy nhiên, hoa là bộ phận có giá trị nhất và được thu hoạch vào tháng 3, tháng 4 hàng năm vì đây là lúc dược liệu có đầy đủ các dưỡng chất nhất.

Về việc bào chế, để thành trà hoa vàng khô, có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc sao vàng, phơi và sấy khô. Thông thường, cần phải dùng 10kg hoa tươi để bào chế được 1kg hoa trà khô.

Sử dụng dược liệu khô không làm mất đi dược tính của trà và có thể để được lâu. Tuy nhiên, người dùng cần biết cách bảo quản trà hoa vàng sấy khô như dùng hộp, bình hoặc túi bóng kín để đựng trà hoa vàng, đặt tại những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt.

Giá trị dinh dưỡng

Trà hoa vàng được mệnh danh là nữ hoàng của các loại trà và được đánh giá cao bởi giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại. Trong cây trà hoa vàng, nhất là hoa của cây, có chứa hơn 400 hoạt chất, trong đó những thành phần dược chất chiếm tỷ lệ cao gồm Selenium, Tea polyphenon, Saponin.

Công dụng của trà hoa vàng với sức khỏe

Trà hoa vàng trong y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, thức trà quý này được đánh giá có hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, vị ngọt, tính bình. Chúng được quy vào ba kinh là thận, cân và tâm. Nhờ tính vị đó, dược liệu này có công dụng trong việc ngăn ngừa một số bệnh lý sau đây:

  • Hỗ trợ quá trình điều trị u ác tính, ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
  • Giảm nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ và điều trị chứng huyết áp cao hiệu quả.
  • Giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh về tim mạch.
  • Thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể khỏi những chất độc, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hiệu quả.
  • Tăng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ ở người cao tuổi.
  • Cùng với chế độ ăn uống phù hợp, dùng trà hoa vàng có tác dụng kiểm soát cân nặng, giảm cân.
Công dụng của trà hoa vàng trong y học cổ truyền và y học hiện đại 2Một trong những công dụng của trà hoa vàng là hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm cân

Trà hoa vàng trong nghiên cứu khoa học hiện đại

Theo những nghiên cứu trong y học hiện đại, trà hoa vàng có những thành phần, dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó, một số nguyên tố vi lượng như selen, germani, mangan, kẽm cùng các axit amin khác có có tác dụng ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy, công dụng của trà hoa vàng là gì?

Làm chậm quá trình lão hóa

Các hợp chất như Polysaccharide, Saponin, Polyphenol, Flavonoids kết hợp với các nguyên tố vi lượng Selen, Molypden, Germanium, Vanadium, vitamin E, vitamin C… trong cây trà hoa vàng có tác dụng ức chế gốc tự do, chống oxy hóa, cân bằng chuyển hóa rất hiệu quả.

Đặc biệt, trà chứa hoạt chất EGCG có tác dụng mạnh gấp 200 lần so với vitamin E, ức chế sạm da hiệu quả gần 90%.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Các hợp chất polysaccharide, polyphenol trong trà có tác dụng giảm cholesterol máu, ngăn ngừa sự tổng hợp các acid béo trong cơ thể, từ đó, cải thiện tuần hoàn màu, chống huyết khối, hỗ trợ ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Giúp hạ đường huyết

Các hợp chất chống oxy hóa trong trà có tác dụng loại bỏ gốc tự do, cải thiện các biến chứng của tiểu đường. Bên cạnh đó, các hợp chất có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, đốt cháy mỡ thừa.

Thanh lọc cơ thể, giải độc gan

Nhờ trong cây trà hoa vàng có chứa các hoạt chất flavonoid cao, công dụng của trà hoa vàng gồm thanh lọc cơ thể, giải độc gan, giúp ngăn chặn các loại virus như virus viêm gan A, B, C xâm nhập vào cơ thể.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều hoạt chất có trong trà hoa vàng có thể ngăn ngừa các tế bào ung thư hình thành và phát triển nhanh chóng.

Giảm căng thẳng, chữa mất ngủ kinh niên

Đây là một thức trà giúp tinh thần thoải mái, giảm mệt mỏi, có thể tập trung làm việc.

Khác với một số loại trà khác, trà hoa vàng không chứa thành phần caffeine. Sử dụng loại trà này giúp điều trị bệnh mất ngủ kinh niên hiệu quả. Uống trà hoa vàng trước khi đi ngủ khiến bạn vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ cũng sâu hơn.

Công dụng của trà hoa vàng trong y học cổ truyền và y học hiện đại 3Sử dụng trà hoa vàng giúp điều trị bệnh mất ngủ kinh niên hiệu quả

Cách pha trà và dùng trà hoa vàng

Người dùng có thể sử dụng nước lọc hoặc nước máy để pha trà. Để pha trà hoa vàng tươi bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị 6 – 10 bông hoa trà hoa vàng và cho vào bình thủy tinh hoặc ấm, hãm cùng 200ml nước sôi.
  • Để cánh hoa đẹp hơn, bạn thêm một chút muối tinh khi pha.
  • Chờ khoảng 10 đến 15 phút cho tới khi các dưỡng chất từ hoa trà ngấm vào nước là có thể sử dụng.

Để gia tăng sự hiệu quả của dược liệu đối với sức khỏe, bạn có thể dùng uống hàng ngày.

Bạn có thể sử dụng trà hoa vàng nhiều lần trong một ngày, thích hợp và tốt nhất là sử dụng trà vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất có trong dược liệu, đồng thời giúp bạn thoải mái về tinh thần sau một ngày làm việc. Ngoài ra, sau khi sử dụng nhiều rượu bia, bạn có thể dùng trà hoa vàng để giải rượu rất tốt.

Nhìn chung, trà hoa vàng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu và có thể được dùng hàng ngày để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Chỉ cần lưu ý chọn mua trà hoa vàng tại nơi uy tín, đảm bảo chất lượng, bạn sẽ có được một thức uống tốt cho sức khỏe.

Ngải cứu là gì? Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của ngải cứu

Atiso có tác dụng gì? 11 tác dụng của atiso bạn không nên bỏ qua

Atiso là loại thực phẩm, thảo dược rất phổ biến ở nước ta. Hãy cùng tìm hiểu atiso có tác dụng gì đến sức khỏe của chúng ta nhé!

Giới thiệu về atiso

Cây atiso có tên khoa học là Cynara scolymus. Đây là một loài cây lá gai, có thể cao đến 2m, thường được trồng để lấy hoa làm thức ăn. Từ những lợi ích sức khỏe mà atiso đem lại ngày nay người ta còn dùng atiso làm trà hoặc dược liệu hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Cây thường được trồng ở phía Nam có giá trị kinh tế cao.

Thành phần dinh dưỡng có trong atiso

Atiso chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như:

  • Tinh bột: 20 g
  • Chất xơ: 10 g
  • Đạm: 5g
  • Chất béo: 0,6g
  • Folate: 34% DV
  • Đồng: 21% DV
  • Magiê: 15% DV
  • Vitamin C: 12% DV
  • Niacin: 10% DV
  • Riboflavin: 10% DV
  • Kali: 9% DV
  • Phốt pho: 9% DV
  • Vitamin B6: 7% DV

%DV là viết tắt của cụm từ Percent of Daily Value (giá trị dinh dưỡng hàng ngày).

1Giàu chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là những chất có lợi giúp bảo vệ cơ thể tránh các tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Nếu cơ thể tích tụ quá nhiều gốc tự do sẽ gây stress oxy hóa làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch.

Trong atiso ở phần đài hoa có chứa hai chất chống oxy hóa rất tốt là Flavonoid và Cyanidin, vì thế khi bổ sung atiso vào chế độ ăn uống thường ngày sẽ giúp hạn chế các vấn đề về tim mạch.

Atiso chứa rất nhiều chất chống oxy hóa

Atiso chứa rất nhiều chất chống oxy hóa

2Giải độc gan

Tác dụng giải độc gan của atiso phần lớn là nhờ chất cynarin và axit chlorogenic, những hợp chất này có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ.

Atiso giúp cải thiện các vấn đề về gan

Atiso giúp cải thiện các vấn đề về gan

3Hỗ trợ tiêu hóa

Tim atisô là nguồn cung cấp kali dồi dào, một chất dinh dưỡng được biết đến với khả năng giảm đầy hơi và thải độc tố. Ngoài ra, atiso cũng chứa một lượng lớn chất xơ, với 100 gam atiso nấu chín chiếm tới 34% giá trị chất xơ hằng ngày, giúp tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hoá.

Tiêu thụ atiso giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Tiêu thụ atiso giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

4Hỗ trợ điều trị dị ứng

Trong atiso có chứa pyrethrum, chất này có tác dụng ức chế sự tác động của Histamin. Histamin là chất trung gian có vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng. Do đó, dùng atiso giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng khi bị dị ứng.

Ức chế sự tác động của Histamin cải thiện tình trạng dị ứng

Ức chế sự tác động của Histamin cải thiện tình trạng dị ứng

5Tăng cường hệ thống miễn dịch

Trong atiso có chứa hàm lượng vitamin C cực kỳ dồi dào. Vitamin C được biết đến là một chất hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân lạ từ môi trường xung quanh. (Xem thêm các sản phẩm vitamin C bổ sung chất dịnh dưỡng, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm căng thẳng, mệt mỏi)

Lượng vitamin C trong atiso giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

Lượng vitamin C trong atiso giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể

6Giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt)

Một trong những tác dụng nổi bật được nghiên cứu nhiều nhất của atiso là khả năng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

Trong một nghiên cứu về khả năng giảm cholesterol huyết tương của chiết xuất từ lá atiso ở những người trưởng thành bị tăng cholesterol máu. Kết quả tích cực cho thấy bệnh nhân sử dụng chiết xuất từ lá atiso giảm 18,5% tổng lượng cholesterol xấu so với bệnh nhân sử dụng giả dược.

Công dụng này là từ việc ức chế men khử HMG CoA, tăng loại bỏ cholesterol trong dịch mật và ức chế quá trình oxy hóa LDL của atiso. [1]

Atiso có khả năng làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL

Atiso có khả năng làm giảm cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL

7Điều hòa huyết áp

Với hàm lượng kali dồi dào, atiso giúp giảm nồng độ natri cao trong máu, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Do đó, dùng atiso hằng ngày không chỉ hỗ trợ kiểm soát huyết áp mà còn giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng như các vấn đề về tim mạch, đột quỵ,…

Atiso giúp duy trì chỉ số huyết áp ở mức bình thường

Atiso giúp duy trì chỉ số huyết áp ở mức bình thường

8Giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, có thể gây đau dạ dày, tiêu chảy, chướng bụng, táo bón và đầy hơi.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về khả năng điều trị các triệu chứng của IBS như prebiotic (các chất giúp vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển) có trong atiso có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột, bằng cách cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột.

Atiso có thể cải thiện hội chứng ruột kích thích

Atiso có thể cải thiện hội chứng ruột kích thích

9Giảm lượng đường trong máu

Atiso cũng giống các loại rau xanh khác, chứa lượng lớn chất xơ. Đây là chất đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Điều này giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn, tránh tăng hoặc giảm đột ngột.

Atiso giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Atiso giúp kiểm soát lượng đường trong máu

10Ngăn ngừa ung thư

Hàm lượng flavonoid trong atiso giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, atiso có chứa hàm lượng apigenin cao, một loại flavonoid được nghiên cứu có tác dụng chống lại bệnh ung thư vú.

Atiso giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư

Atiso giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư

11Hỗ trợ giảm cân

Một bông atiso chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng lượng calo rất thấp. Đặc biệt, theo đông y lá atiso có vị đắng giúp giải nhiệt và lợi tiểu cho cơ thể. Ngoài ra, khả năng kích thích tiết mật của atiso còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất béo, góp phần hỗ trợ quá trình giảm cân. Tóm lại, atiso có ba đặc tính hỗ trợ quá trình giảm cân: lượng calo thấp, tác dụng lợi tiểu và khả năng loại bỏ chất béo.

Atiso có nhiều đặc tính nổi bật hỗ trợ quá trình giảm cân

Atiso có nhiều đặc tính nổi bật hỗ trợ quá trình giảm cân

12Một số lưu ý khi sử dụng atiso

  • Không dùng nước atiso thay nước thông thường.
  • Không nên sử dụng nước atiso nhiều hơn 1 lít mỗi ngày.
  • Không dùng khi huyết áp thấp.

Bạn cần lưu ý không quá lạm dụng nước atiso

Bạn cần lưu ý không quá lạm dụng nước atiso

13Đối tượng không nên sử dụng atiso

  • Người hệ tiêu hóa khó tiêu, tính lạnh.
  • Không khuyên dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai (do thiếu các nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn).
  • Người có vấn đề về túi mật (do khả năng kích thích co bóp túi mật của atiso).
  • Người bị dị ứng với atiso hay dị ứng với thực vật họ Asteraceae (họ Cúc).

Người có hệ tiêu hóa khó tiêu, tính lạnh không nên dùng trà atiso

Người có hệ tiêu hóa khó tiêu, tính lạnh không nên dùng trà atiso

 

Ngoài những lợi ích về sức khỏe thì atiso còn là một loại thực phẩm rất ngon miệng có thể chế biến nhiều món ăn. Đừng quên chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn bè nhé!

Nguồn tham khảo
HotlineFacebookZalo